Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 23, trang 4 + 5
Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì những lí do sau:
1. Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội
- Vị trí:
+ Trung tâm Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
+ Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò:
+ Thủ đô của cả nước.
+ Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật hàng đầu của cả nước.
2. Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải
- Đường ôtô.
- Đường sắt.
-Đường hàng không.
- Đường sông.
3. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch
Từ Hà Nội các tuyến giao thông toả đi các vùng của đất nước và quốc tế.
a. Đường ôtô
- Quốc lộ 1A từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến tận Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6 trong tổng số 7 vùng kinh tế nước ta, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với trung tâm công nghiệp Việt Trì – Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.
- Quốc lộ 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Kạn tới cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).
- Quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, qua thành phố Hải Dương, tuyến huyết mạch, là cửa ngõ xuất – nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.
- Quốc lộ 6 nối Hà Nội với Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế phòng của vùng Tây Bắc.
b. Đường sắt
- Đường sắt Thống Nhất chạy song song với tuyến đường 1A tạo nên 2 tuyến giao thông xuyên Việt có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.
- Đường sắt Hà Nội Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái nối với cửa khẩu Lào Cai sang Trung Quốc.
- Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
- Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước châu Á.
- Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.
c. Đường hàng không
- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, ...
- Từ Hà Nội cũng có các tuyến đường bay quốc tế nối nước ta với nhiều thủ đô các nước trên thế giới: Bắc Kinh, Hồng Công, Mátxcơva, Béclin, Xingapo, Tôkiô, Niu Đêli, Viên Chăn, Phnôm Pênh...
d. Đường sông
So với các loại đường giao thông khác, vai trò của đường sông đối với Hà Nội mờ nhạt hơn. Tuy nhiên từ Hà Nội theo sông Hồng, nối với sông Thái Bình có thể đến với nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. Tập trung cơ sở vất chất – kĩ thuật của ngành giao thông vận tải
- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất, sửa chữa phương tiện giao thông vận tải.
- Nổi lên sân bay quốc tế Nội Bài, một trong bốn sân bay quốc tế của nước ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |