Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định điểm giống nhau và khác nhau của các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Nêu khái quát vị trí địa lí của mỗi vùng.
2. Sự giống nhau
- Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều liệu trong việc giao lưu trong nước và quốc tế.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng:
+ Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm).
+ Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.
+ Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ du lich.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành kinh tế được hình thành:
• Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc).
• Các cơ sở công nghiệp và các vùng chuyên canh.
3. Sự khác nhau
a. Vị trí địa lí
- Đông Nam Bộ có thuận lợi trong việc giao lưu với Campuchia.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi trong việc giao lưu với
- Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế).
b. Đông Nam Bộ
- Thế mạnh (so với trung du miền núi).
+ Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí và các ngành công nghiệp khác như hóa dầu... (các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, các mỏ khí đốt Lan Đỏ, Lan Tây).
- Địa hình là các đồi thấp, lượn sóng, bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đỏ ba dan, đất xám trên phù sa cổ thuận lợi cho việc hình thành các vùng
- Dân cư đông (có TP Hồ Chí Minh), nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất tốt nhất cả nước, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhiều nhất nước ta.
- Hạn chế chủ yếu: thiếu nước trong mùa khô, ô nhiễm môi trường.
c. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thế mạnh so với Đông Nam Bộ
+ Tập trung nhiều khoáng sản (kể tên khoáng sản, nơi phân bố), làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khia khoảng và chế biến.
+ Nguồn thủy năng lớn nhất trong các vùng của cả nước (chiếm 37% dự trữ thủy năng của cả nước), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn (Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La, Na Hang...).
+ Địa hình, đất feralít, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta, thuân lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc.
+ Có nhiều dân tộc (kể tên) với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất. Hạn chế chủ yếu: địa hình núi cao, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó khăn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |