Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những ngày tháng mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.119,120) ...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những ngày tháng mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.119,120)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét tính trữ tình – chính luận trong đoạn - trích “Đất Nước".

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13
0
0
Nguyễn Thị Nhài
11/09 08:52:43

 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích “Đất Nước”. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình – chính luận trong đoạn trích “Đất Nước”

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích “Đất nước” và đoạn thơ.

 * Cảm nhận đoạn thơ:

- Mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân và Đất Nước.

+ Hai câu đầu

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước”

Tác giả chọn cho mình giọng điệu tâm tình với cách xưng hô thân mật, gần gũi anh, em khiến cho lời thơ trở nên nhẹ nhàng, ngọt ngào và vấn đề triết luận cũng dễ dàng đi vào lòng người. Nhà thơ khẳng định Đất Nước là một phần không thể thiếu trong mỗi con người. Đất Nước có trong anh, trong em và trong mỗi chúng ta bởi lẽ tất cả những giá trị vật chất, tinh thần mà chúng ta thừa hưởng từ dáng hình, giọng nói đến ngọn lửa, hạt lúa đều là của Đất Nước. Như vậy, có thể thấy, đây là một nhận thức sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước để từ đó ông tổ chức, dẫn dắt các ý thơ tiếp theo.

+ 4 câu tiếp: Đất Nước là sự tổng hoà các mối quan hệ, tình cảm

. Đất Nước hiện diện trong hạnh phúc lứa đôi

"Khi 2 đứa cầm tay

ĐN trong chúng ta hài hoà, nồng thắm"

“Cầm tay” ở đây là một cử chỉ thân thiết, là sự giao duyên, là biểu hiện của tình yêu, sự gắn kết giữa những người yêu nhau. Các tính từ “hài hoà, nồng thắm” vừa chỉ mức độ sâu sắc, thắm đượm của tình cảm đôi lứa vừa khắc sâu sự gắn kết, hoà quyện của Đất Nước với cuộc đời mỗi người.

. Đất Nước gắn với tinh thần đoàn kết dân tộc

"Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn”

Hành động “cầm tay” giờ đây lại là biểu hiện của tình yêu thương, gắn kết giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau. Và chỉ khi mọi người đoàn kết thì Đất Nước mới có thể lớn mạnh, bền vững.

+ 3 câu tiếp: Đất Nước là sự tiếp nối các thế hệ

"Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”

Không chỉ nói đến lịch sử dựng nước và giữ nước, Nguyễn Khoa Điềm còn hướng tới tương lai của Đất Nước. Hai chữ “ mai này” mở ra cả một trang mới của lịch sử dân tộc và ở đó, trọng trách được đặt trên vai thế hệ trẻ “con ta”. Đó là kết tinh của tình yêu sâu sắc, mặn nồng của một Đất Nước hài hòa, nồng thắm. Từ đó, nhà thơ cũng đặt trọn niềm tin rằng thế hệ sau sẽ mang Đất Nước đi xa, vững mạnh, giàu đẹp với “những ngày mơ mộng”.

- Còn lại: trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất nước:

“Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

+ Tác giả nhấn mạnh lại vai trò đặc biệt của Đất Nước đối với mỗi người qua lời khẳng định “Đất Nước là máu xương của mình”. “máu xương” là một biểu tượng thiêng liêng, là một phần quan trọng làm nên sự sống. Và điều đó cũng có nghĩa là Đất Nước tồn tại cùng sự sống của mỗi cá nhân mà để có sự sống ấy là bao hi sinh, bao xương máu của lớp lớp thế hệ đi trước. Bởi thế, trách nhiệm với Đất Nước không là của riêng ai.

+ Điệp ngữ “phải biết” xuất hiện liên tiếp trong những câu thơ tạo ra âm điệu rắn giỏi đầy quyết tâm như một mệnh lệnh thôi thúc hành động, mệnh lệnh từ trái tim. Sau đó, Nguyễn Khoa Điềm cụ thể hoá trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước qua những biểu hiện cụ thể, ngắn gọn mà sâu sắc: “gắn bó” (yêu thương, gắn kết chặt chẽ với nhau), “san sẻ” (sẻ chia một phần mình có từ vật chất đến tình thần, từ niềm vui đến nỗi đau), “hoá thân" (hi sinh, dâng hiến). Tất cả được sắp xếp một cách đầy ý nghĩa và hoá thân chính là biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, của ý thức trách nhiệm trong mỗi người.

- Nghệ thuật

+ thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn được ngắt nhịp linh hoạt

+ vận dụng hiệu quả các biện pháp điệp, đối, so sánh...

+ giọng thơ tâm tình, thiết tha, sâu lắng...

- Đánh giá: Qua những cảm nhận độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước chính là những gì thiêng liêng nhất những cũng gần gũi, thân thuộc nhất với cuộc đời mỗi người. Từ đó, nhà thơ đã đánh thức lòng yêu nước, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trong chúng ta một cách giản dị, chân thành mà đầy sâu sắc. Đoạn thơ là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật thơ của Nguyễn Khoa Điềm.

 * Nhận xét về tính trữ tình – chính luận của đoạn trích “Đất Nước”:

- Tính chính luận để thể hiện trong đoạn trích:

+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân ý thức về mối quan hệ gắn kết giữa Đất nước và đời sống cá nhân.

+ Khẳng định tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”

+ Đất Nước được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ nhiều góc độ: Văn hóa, lịch sử, con người, địa lí,...

+ Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.

- Tính trữ tình được thể hiện trong đoạn trích:

+ Tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của tác giả.

+ Yêu nước chính là yêu văn hóa, yêu thiên nhiên, con người lao động, chủ nhân của lịch sử đất nước.

+ Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo nên.

+ Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm.

- Tính chính luận và tính trữ tình kết hợp trong đoạn thơ hài hòa trong cả đoạn trích. Tính chính luận làm cho nội dung tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả thực không dễ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được. Đó là thành công lớn của đoạn trích “Đất Nước".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×