Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. Làm văn Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... ( Trích Đất Nước, chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, sgk Ngữ văn ...

II. Làm văn

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

( Trích Đất Nước, chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, sgk Ngữ văn 12, tập 1, nxb GDVN, 2012, tr. 219-220)

Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15
0
0

 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)

          Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

           Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong chương Đất Nước, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng, chương V Đất Nước.

- Nêu được vấn đề nghị luận: Đất Nước có trong mỗi người, trong mối quan hệ với cộng đồng, trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước.

- Trích thơ

3.2.Thân bài: 3.50

*. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt nhằm thức tỉnh tuổi trẻ

- Đoạn trích là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước về Đất Nước có trong mỗi người, trong mối quan hệ với cộng đồng.

* Cảm nhận về đoạn trích

- Về nội dung tư tưởng

+ Đoạn trích thể hiện cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước hóa thân trong mỗi người.

+ Về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước.

+  Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lời nhắn nhủ với mọi người về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

- Về nghệ thuật

+ Thể thơ tự do; giọng trữ tình chính luận; từ Đất Nước viết hoa trang trọng, câu thơ triết luận

* Đánh giá chung

- Đoạn thơ nêu lên cách cảm nhận mới lạ sâu sắc về đất nước có trong mỗi người,

mối quan hệ của mọi người với đất nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

- Qua cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vùa sâu sắc, vừa lớn lao gần gũi thân thiết với mọi người.

d. Nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời trong quan niệm về Đất Nước.

- Đặt mối quan hệ cá nhân và cộng đồng trong quan hệ với Đất Nước là phát hiện mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.

- Thể hiện tình yêu sâu nặng với đất nước, với nhân dân, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết đấu tranh trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam.

3.3. Kết bài: 0,25

- Đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

- Đoạn thơ giúp chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước => Có ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.- Đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×