II. LÀM VĂN
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Trích Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,2020, tr 7-8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi.
Mở bài giới thiệu được khái quát vấn đề nghị luận, thân bài thực hiện được các yêu cầu của đề bài, kết bài khẳng định được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài.c. Triển khai được vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm: Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào đoạn trích cần nghị luận.· Phân tích vấn đề
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích
Hoàn cảnh: Tiếng sáo trong không khí mùa xuân đang về cùng men rượu ngày tết đã góp phần làm thay đổi tâm trạng và hành động của Mị.
Đoạn trích khắc họa diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:
- Mị nhớ lại quá khứ và nghĩ về hiện tại với cảm xúc trái ngược.
+ Nhớ về quá khứ có tự do, được đi chơi ngày tết, Mị vui sướng trở lại.
+ Ý thức thực tại không có hạnh phúc, không có tự do. Mị đau khổ, phản kháng quyết liệt, nghĩ tới cái chết.
- Hàng loạt hành động có ý nghĩa:
+ “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Ánh sáng của ngọn đèn trong căn buồng Mị là ánh sáng của sự sống. Nó được chắt chiu trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh. Mị đã lấy ánh sáng trong lòng mình để thắp sáng cuộc đời.
+ “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” sức sống được miêu tả qua sự trở về của nữ tính. Khát vọng về hạnh phúc, về tự do trỗi dậy trong Mị.
- Sức sống của Mị hiện hữu ngay cả khi Mị bị A Sử trói vào cột:
+ Hành động tàn bạo của A Sử chặn đứng khao khát của Mị, càng tô đậm hơn nỗi cơ cực, cay đắng, tủi nhục của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra.
+ Âm thanh tiếng sáo thôi thúc Mị khao khát hướng tới tự do, hạnh phúc
+ Tiếng chân ngựa đạp vách khiến Mị ý thức thực tại bị chà đạp, mất tự do.
-> Đoạn trích góp phần khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật Mị, thể hiện giá trị hiện thực và tư tưởng nhân văn sâu sắc.* Nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Diễn tả tinh tế, chân thực những biểu hiện tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn, góp phần tác động đến hành động của nhân vật.
+ Ngòi bút của Tô Hoài cũng có khả năng cá tính hóa nhân vật.
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. Truyện được kể chủ yếu ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn của những người ở Hồng Ngài. Nhịp kể chậm, giọng kể trầm lắng chứa đầy cảm thông, xót xa. Giọng trần thuật nhiều khi đã hòa vào tiếng nói bên trong nhân vật.
- Sáng tạo các chi tiết đặc sắc.
- Thành công trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, am hiểu phong tục tập quán của người dân vùng cao…Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |