Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở đầu (Nêu vấn đề cần trao đổi) Nội dung chính (Trình bày ý kiến, quan điểm của em) - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến. - Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến. - Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác. Kết thúc (Khẳng định lại ý kiến)

Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

(Nêu vấn đề cần trao đổi)

Nội dung chính

(Trình bày ý kiến, quan điểm của em)

- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến.

- Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.

- Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác.

Kết thúc

(Khẳng định lại ý kiến)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16
0
0
CenaZero♡
11/09/2024 08:59:40

Mở đầu

(Nêu vấn đề cần trao đổi)

Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. 

Nội dung chính

(Trình bày ý kiến, quan điểm của em)

- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến.

+ Đều nói về hình ảnh “cánh buồm”.

+ Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa.

+ Ý kiến thứ nhất: cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con.

+ Ý kiến thứ hai: cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

- Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.

+ Nếu đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì cả hai ý kiến đều đúng.

+ Tuy nhiên, chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

- Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác.

+ Khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con.

+ Ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Kết thúc

(Khẳng định lại ý kiến)

Hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×