c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài: Mở bài thường nêu lên bối cảnh của câu chuyện. Em hãy viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện…………………
- Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ. Nêu lí do tức trả lời câu hỏi vì sao câu chuyện ấy, kỉ niệm ấy lại khiến bố, mẹ, thầy, cô buồn hoặc vui. Em hãy viết tiếp đoạn văn nêu các lí do của đề văn trên với câu mở đầu.
Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố, mẹ (hoặc thầy, cô) tôi buồn (hoặc vui) vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã………………………………………………………………………
- Viết phần kết bài: Kết bài thường nêu lên cảm nghĩ của người viết về câu chuyện, kỉ niệm đã kể lại. Em hãy viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm……………………………………………………
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
c) Viết
- Viết phần mở bài:
Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện tôi đã giúp một bà cụ qua đường khi tôi đang trên đường về nhà.
- Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ.
Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố mẹ vui vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã giúp đỡ được một bà cụ qua đường. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Cuối cùng, tôi được bố mẹ khen khi kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
- Viết phần kết bài:
Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quãng thời gian tiểu học của tôi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |