Dựa vào nội dung mục II, hãy:
- Phân biệt đặc điểm hình thành vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế ngành.
- Trình bày các tiêu chí của một số loại vùng kinh tế.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Đặc điểm hình thành vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế ngành:
+ Vùng kinh tế tổng hợp: phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lí các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.
+ Vùng kinh tế trọng điểm: giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.
+ Vùng kinh tế ngành: hình thành nhằm mục tiêu tổ chức, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của vùng cho một ngành kinh tế.
- Các tiêu chí của một số loại vùng kinh tế:
+ Vùng kinh tế - xã hội:
• GRDP và mức độ đóng góp trong cả nước: phụ thuộc các nguồn lực phát triển cũng như khả năng khai thác các nguồn lực của các vùng khác nhau.
• GRDP bình quân đầu người: phụ thuộc vào GRDP và số dân của vùng.
• Cơ cấu GRDP: phụ thuộc vào các thế mạnh nổi trội của vùng.
• Trị giá xuất khẩu so với cả nước.
+ Vùng kinh tế trọng điểm:
• GRDP và mức độ đóng góp trong cả nước: thường cao hơn so với các lãnh thổ lân cận.
• GRDP bình quân đầu người: phụ thuộc vào GRDP và số dân của vùng.
• Cơ cấu GRDP: phụ thuộc vào các thế mạnh nổi trội của vùng.
• Trị giá xuất khẩu so với cả nước.
• Thu hút vốn đầu tư.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |