Nghiên cứu về vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Vậy vùng được hiểu thế nào và hình thành ra sao? Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam có đặc điểm gì? Quá trình hình thành như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Vùng là một bộ phận của quốc gia, hoạt động như một hệ thống, các thành phần cấu tạo nên vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Cơ sở hình thành vùng là các nhân tố tạo vùng, trong đó phân công lao động xã hội là nhân tố tiền đề; vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên; nguồn lực kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng.
- Đặc điểm các loại vùng kinh tế ở Việt Nam:
+ Tồn tại một cách khách quan, quy mô và số lượng vùng, ranh giới vùng thay đổi theo từng thời kì lịch sử.
+ Các địa phương trong mỗi vùng có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và có mối liên kết với nhau khá chặt chẽ.
+ Mỗi vùng có vai trò khác nhau trong nền kinh tế của cả nước.
Quá trình hình thành các loại vùng kinh tế ở Việt Nam: giai đoạn 1976 – 1985 có 4 vùng kinh tế lớn, giai đoạn 1986 – 2000 có 8 vùng kinh tế, giai đoạn 2000 – 2006 có 6 vùng kinh tế, từ năm 2006 đến nay giữ nguyên hệ thống 6 vùng kinh tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |