Dựa vào hình 2.3, hãy:
a) Trình bày sự chuyển dịch tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010 – 2021.
b) Nhận xét sự khác nhau về chỉ tiêu GRDP/người giữa các vùng kinh tế ở nước ta.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Sự chuyển dịch tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010 – 2021.
- Tỉ trọng GRDP vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ xu hướng tăng, tăng từ 6,8% (2010) lên 8,7% (2021).
- Tỉ trọng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch tăng lên, tăng từ 26,9% (2010) lên 30,5% (2021).
- Tỉ trọng GRDP vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung xu hướng tăng chậm, tăng từ 13,1% (2010) lên 14,7% (2021).
- Tỉ trọng GRDP vùng Tây Nguyên tăng không đáng kể, tăng từ 3,6% (2010) lên 3,7% (2021).
- Tỉ trọng GRDP vùng Đông Nam Bộ xu hướng giảm, giảm từ 37,2 % (2010) xuống chỉ còn 30,6% (2021).
- Tỉ trọng GRDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có xu hướng giảm, giảm từ 12,4% (2010) xuống 11,8% (2021).
b) Nhận xét sự khác nhau về chỉ tiêu GRDP/người giữa các vùng kinh tế ở nước ta.
- Vùng có GRDP/người cao hơn mức trung bình cả nước là Đông Nam Bộ với 141,3 triệu đồng cao nhất cả nước, và vùng Đồng bằng sông Hồng với 110,7 triệu đồng.
- Các vùng còn lại đều có mức GRDP/người thấp hơn trung bình cả nước, từ cao xuống thấp là các vùng:
+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 60,3 triệu đồng.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 57 triệu đồng.
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 56,6 triệu đồng.
+ Vùng Tây Nguyên đạt 52,5 triệu đồng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |