Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Giống: Cả hai nhà thơ đều thể hiện tình yêu sâu sắc, gắn bó với quê hương, đất nước. Đối với họ, đất nước chính là những gì thân thuộc, gần gũi và bình dị nhất. Bởi vậy trong những câu thơ, tình yêu nước luôn được gắn liền từ chính những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
- Khác:
+ Với Nguyễn Khoa Điểm, bài thơ “Đất nước” đã thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước hay cũng chính là nói về nguồn cội đất nước, gắn với những gì thân thuộc, tinh túy nhất. Tình yêu ấy được tác giả thể hiện thông qua nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng như: miếng trầu, cái kèo, cái cột,…
- Với Trần Vàng Sao ông thể hiện tình yêu đất nước một cách trực tiếp, đặc biệt thông qua hệ thống điệp cấu trúc, tạo nên một điệp ngữ ngân vang “Tôi yêu đất nước này”. Kết hợp với các dòng thơ không có dấu câu, như mạch nguồn chảy mãi, tuôn trào trong trái tim nhà thơ. Ông không ngần ngại bộc lộ trực tiếp tình yêu đất nước mãnh liệt và khát khao độc lập tự do cho Tổ quốc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |