Trong trường hợp 2, ông S có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá không? Vì sao? Hành vi của ông S có thể dẫn tới những hậu quả gì?
Trường hợp 2. Ông S là người được chính quyền xã A giao trông coi đền P-một di tích văn hoá quốc gia có tuổi đời hàng trăm năm, gắn liền với nhiều sự tích về tín ngưỡng của người dân địa phương. Gần đây, do sơ suất trong lúc dọn dẹp vệ sinh, ông S phát hiện đền bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị, tuy nhiên, lo sợ bị trách phạt nên ông không báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Trong trường hợp 2, hành vi của ông S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, vì:
+ Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất.
+ Tuy nhiên, khi ông S phát hiện ngôi đền của mình đang trông coi bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị lại cố tình che giấu, không báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Hành vi của ông S có thể dẫn đến những hậu quả như:
+ Gây chậm trễ trong quá trình truy tìm, thu hồi cổ vật dẫn đến cổ vật bị huỷ hoại, thất lạc không tìm lại được;
+ Gián tiếp dung túng cho kẻ gian tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp cổ vật;
+ Ông S có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |