Trong trường hợp 1, việc Công ty C thành lập thêm hai công ty mới là D và E là thuộc hình thức nào trong số các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được nêu ở trên? Vì sao? Nếu sau khi tổ chức lại, Công ty C không đăng kí thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống và không tiến hành đăng kí doanh nghiệp đối với các công ty D và E thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Trong trường hợp 1, việc Công ty cổ phần C thành lập thêm hai công ty mới là Công ty cổ phần D và Công ty cổ phần E là thuộc hình thức tách công ty, bởi vì, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: tách công ty là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty cổ phần mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
- Nếu sau khi tổ chức lại, Công ty cổ phần C không đăng kí thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống và không tiến hành đăng kí doanh nghiệp đối với các công ty cổ phần D và E thì là vi phạm pháp luật. Bởi vì, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trong trường hợp tách công ty, công ty bị tách phải thực hiện đăng kí thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời phải thực hiện đăng kí doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |