Nội dung các cước chú gắn với đoạn trích trên nhắc em nhớ tới kiến thức nào được học trong bài 9. Hoà điệu với tự nhiên? Có thể rút ra từ đây kinh nghiệm gì khi đọc hay viết một văn bản thông tin?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tất cả các cước chú đều cho biết nguồn tài liệu tham khảo mà tác giả đã sử dụng khi triển khai nội dung của đoạn trích. Rõ ràng, để viết một văn bản thông tin có hàm lượng thông tin khoa học cao, việc tham khảo nhiều tài liệu liên quan là hết sức cần thiết. Ở đây, những thông tin từ tài liệu tham khảo đã được tác giả sử dụng dưới hai hình thức: tóm lược bằng ngôn ngữ của mình và trích dẫn nguyên văn (đặt câu trích dẫn trong dấu ngoặc kép). Dù sử dụng tài liệu theo hình thức nào, tác giả đều ghi rõ nguồn. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong việc kế thừa những ý tưởng, ý kiến của người khác và sự chuyên nghiệp trong việc tạo lập một văn bản thông tin. Với độc giả, nếu muốn tìm hiểu sâu về vấn đề đang bàn, có thể tìm đọc các tài liệu đã được tác giả ghi nguồn.
Qua đoạn trích, có thể thấy thêm một cách ghi tài liệu tham khảo nữa, ngoài hai cách đã được nhận biết và tìm hiểu qua đọc văn bản Thuỷ tiên tháng Một và qua tiết Thực hành tiếng Việt (SGK, tr. 83 - 84). Nếu tác giả Thô-mát L. Phrít-man ghi ngay nguồn tài liệu tham khảo ở phần chính của văn bản bên cạnh nội dung được trích dẫn thì tác giả Nguyễn Chu Hồi lại đặt nguồn tài liệu tham khảo vào vị trí cước chú.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |