Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giải thích lý do rời đô của Lý Công Uẩn

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.187
1
0
Lê Ngọc Hoa
21/03/2019 21:41:11
Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ này.
Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên thành Đại La thành Thăng Long.
Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
21/03/2019 21:47:00
- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
2
0
Nguyễn Nam
22/03/2019 21:25:01
- Ngày xưa nhà Thương, nhà Chu từng nhiều lần dời đô. Kết quả vận nước lâu dài, phong tục phồn vinh. Nhà Đinh và nhà Lê không chịu rời đô và kết cục là triều đại ngắn ngủi, trăm vật hao tốn, muôn vật không thích nghi. Qua đó tác giả phê phán khá tích cực vì Hoa Lư có địa thế hiểm trở, dễ chống giặc ngoại xâm. Nhưng đến khi đất nước cần được phát triển thì dời đô là việc tất yếu.
- Lý Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô mới vì đây là trung tâm của trời đất, thế đất rồng cuộc hổ ngồi nên thuận lợi cho việc tập trung phát triển, thông thương thuận lợi và vạn vật tốt tươi. Từ đó thể hiện việc dời đô ra thành Đại La chính là biểu hiện của sự khát vọng của một dân tộc đang trên đà phát triển lớn mạnh, chứng tỏ dân tộc ta đã có nội lực phát triển vững vàng dựng nước đi đôi với giữ nước.
=>Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×