Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:
- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư.
+ Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,... dân cư thường đông đúc.
+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt.
+ Ví dụ: Đông Á, Nam Á có khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ -> Dân cư tập trung đông đúc. Hoang mạc Xahara có khí hậu khắc nghiệt -> Không có dân cư sinh sống.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại. Ví dụ: Châu Âu, Hoa Kì có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao -> Có sức hút đối với người lao động, dân cư tập trung đông đúc.
- Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á -> Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều đồng bằng rộng lớn, cái nôi của các nền văn minh lúa nước, có nhiều nhà máy xí nghiệp. Khu vực thưa dân: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Phi,… -> Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, băng tuyết hoặc hoang mạc rộng lớn khó phát triển kinh tế và định cư.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |