- Hãy trình bày những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Dựa vào các tư liệu từ 3.1 đến 3.9 và thông tin trong bài, hãy chứng minh Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và có quá trình xác lập, thực thì chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đào Trường Sa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yêu cầu số 1: Cơ sở lịch sử và pháp lí về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
♦ Cơ sở lịch sử: Chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo được thể hiện qua các chứng cứ khảo cổ học, các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ và quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, dảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Một khối lượng đồ sộ các văn bản lịch sử, bản đồ do người Việt và người nước ngoài biên soạn trong các thế kỉ XVI – XIX đã xác định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở ngoài khơi vùng biển miền Trung ngày nay.
+ Những chứng cứ lịch sử đã chứng minh Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
♦ Cơ sở pháp lí:
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển là: nội thuỷ, lanh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.
- Việt Nam cũng dã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng dịnh chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và các đảo, quần đảo ở Biển Đông. Ví dụ như:
+ Năm 1977, Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
+ Năm 1982, tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa.
+ Từ khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (năm 1994), Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, ...
Yêu cầu số 2: Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
+ Trước năm 1884: Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí hành chính. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo vệ, khai thác quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Từ 1884 – 1975: Chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sái Gòn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí hành chính và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đáo Trường Sa.
+ Từ 1975 – nay: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |