1. Nêu một số ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ.
2. So sánh ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ so với chụp CT.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ:
Ưu điểm:
- Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao, sắc nét, rõ ràng, chi tiết và có khả năng tái tạo hình ảnh 3D nên hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác và dễ dàng hơn;
- An toàn cho sức khỏe bệnh nhân vì không sử dụng tia X;
Nhược điểm:
- Bệnh nhân có sử dụng các thiết bị kim loại trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, máy thính giác, răng giả,… thì không thể chụp.
- Trong phòng chụp không được mang thiết bị hồi sức.
- Đối với các tổn thương về xương, calci, xơ vữa động mạch có đóng vôi thì hình ảnh chụp MRI kém hơn so với chụp CT.
- Chi phí chụp cộng hưởng từ cao, tốn kém hơn so với các kỹ thuật khác.
2. So sánh ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ so với chụp CT
Ưu điểm:
- Sử dụng sóng từ trường nên an toàn cho người bệnh
- MRI cung cấp hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét và chi tiết hơn so với CT. MRI tạo ra hình ảnh các mô mềm, các vị trí khuất tốt hơn nhiều so với CT.
Nhược điểm:
- Thời gian chụp cộng hưởng từ dài hơn, khoảng 10- 30 phút
- Máy MRI tạo ra tiếng ồn lớn, vì vậy cần sử dụng tai nghe hoặc nút tai để tránh ảnh hưởng thính lực.
- Chi phí cao.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |