Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

a. Khóc anh không nước mắt/ Mà lòng đau như thắt/ Gọi anh chửa thành lời/ Mà hàm răng dính chặt. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: ........................................................... Tác dụng: ..................................................................................................................... b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông... Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: ................................................... ...

a. Khóc anh không nước mắt/ Mà lòng đau như thắt/ Gọi anh chửa thành lời/ Mà hàm răng dính chặt.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: ...........................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông...

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: ...........................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: ...........................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Phạm Văn Bắc
11/09 15:38:58

a. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh trắc (các âm tiết dùng thanh trắc: khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt), đặc biệt là các thanh trắc ở các vị trí gieo vần (mắt, thắt, chặt).

Tác dụng: Tạo âm hưởng về một cảm xúc đau đớn đang phải cố nén lại.

b. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại một loạt âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh bằng.

Tác dụng: Tạo âm hưởng về một nỗi niềm (nỗi buồn) nhẹ nhàng, êm dịu.

c. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh: Sau 3 câu thơ dùng nhiều thanh trắc, miêu tả cảnh thiên nhiên với núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, câu thơ thứ 4 sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh, với một loạt âm tiết có cùng thanh bằng.

Tác dụng: Tạo âm hưởng như tiếng thở phào thảnh thơi của người vừa vượt qua chặng đường gian nan, đồng thời gợi hình dung về một khung cảnh rộng mở, bình yên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×