Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt: Thao thức: ................................................................................................................... Ăn cầu ngủ quán: ........................................................................................................ Vằng vặc: .................................................................................................................... Mai, trúc: ........................................... ...

Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

Thao thức: ...................................................................................................................

Ăn cầu ngủ quán: ........................................................................................................

Vằng vặc: ....................................................................................................................

Mai, trúc: ....................................................................................................................

Đắng cay: ...................................................................................................................

Trong trẻo: .................................................................................................................

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
55
0
0
CenaZero♡
11/09/2024 15:47:58

Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

Thao thức: Trong từ điển tiếng Việt, từ thao thức được giải nghĩa là "ở trạng thái không ngủ được vì có điều phải suy nghĩ, không yên”. Trong câu thơ “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng”, từ thao thức chỉ sức sống của tiếng Việt ngay cả trong hoàn cảnh bị dập vùi.

Ăn cầu ngủ quán: Thành ngữ ăn cầu ngủ quán trong câu thơ “Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán” chỉ cảnh đời lang thang, cơ nhỡ.

Vằng vặc: Từ vằng vặc được giải nghĩa là “rất sáng, không một chút gợn (thường nói về ánh trăng)”. Trong câu thơ “Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời, từ vằng vặc diễn tả sự toả sáng không gì có thể làm lu mờ, khuất lấp của tình yêu thương, lòng nhân hậu của Nguyễn Du.

Mai, trúc: Mai về trúc nhớ là hình ảnh mượn từ câu ca dao “Trúc với mai, mai về trúc nhớ/ Trúc trở về, mai nhớ trúc không?/ Bây giờ kẻ bắc người đông/ Kế sao cho hết tấm lòng tương tư. Trong câu thơ “Buồm lộng sóng xô mai về trúc nhớ, nhà thơ dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, lấy hình ảnh mai, trúc để chỉ nam nữ tương tư.

Đắng cay: Trong từ điển tiếng Việt, từ đắng cay được giải nghĩa là “đau khổ, xót xa. Trong câu thơ “Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay” của Lưu Quang Vũ, đắng cay được dùng với nghĩa chỉ những đau khổ mà mẹ phải trải qua trong cuộc đời.

Trong trẻo: Trong từ điển Tiếng Việt, trong trẻo được giải nghĩa là “rất trong, gây cảm giác dễ chịu”. Từ trong trẻo ở câu thơ “Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt” diễn tả vẻ đẹp trong sáng, thể hiện nét thanh tao như hồn dân tộc của tiếng Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×