Nồng độ đường trong máu có thể được xác định bằng phương pháp Hagedorn - Jensen. Phương pháp này dựa vào phản ứng của \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]\) oxi hoá đường glucose có trong máu thành gluconic acid \({{\rm{C}}_5}{{\rm{H}}_{11}}{{\rm{O}}_5}{\rm{COOH}}.\) Quy trình phân tích như sau:
Bước 1: Lấy 0,20 mL mẫu máu cho vào bình tam giác, thêm 5,00 mL dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]4,012{\rm{mmol}}/{\rm{L}}\) rồi đun cách thuỷ thu được dung dịch \({\rm{A}}.\)
Bước 2: Thêm lần lượt dung dịch \({\rm{KI}}\) dư, \({\rm{ZnC}}{{\rm{l}}_2}\) dư và \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) vào dung dịch \({\rm{A}}.\)
Bước 3: Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng \({{\rm{I}}_2}\) sinh ra tồn tại dưới dạng \(I_3^ - \) được chuẩn độ bằng dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}4,00{\rm{mmol}}/{\rm{L}}.\)
Giả thiết các thành phần khác có trong máu không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Các phương trình xảy ra như sau:
(1) \({{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_{12}}{{\rm{O}}_6} + 2{\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]^{3 - }} + 3{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } \to {{\rm{C}}_5}{{\rm{H}}_{11}}{{\rm{O}}_5}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - } + 2{\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]^{4 - }} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}.\)
(2) \(4{K^ + } + 2Z{n^{2 + }} + 2{[Fe{(CN)_6}]^{3 - }} + 3{I^ - } \to 2{K_2}Zn[Fe{(CN)_6}] \downarrow + I_3^ - \)
(3) \({{\rm{I}}_3}^ - + 2\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}^{2 - } \to 3{{\rm{I}}^ - } + {{\rm{S}}_4}{{\rm{O}}_6}^{2 - }.\)
\(\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}} \right.\) được thêm vào để tạo môi trường acid và trung hòa lượng \({\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\)còn dư). Biết rằng phép chuẩn độ cần dùng vừa đủ \(3,28\;{\rm{mL}}\) dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}.\) Nồng độ \(({\rm{mg}}/{\rm{mL}})\) của glucose có trong mẫu máu là bao nhiêu?
Đáp án: ……….
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ta có số mol của \({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}\) đã dùng là \( = 3,28 \cdot {10^{ - 3}} \cdot 4 \cdot {10^{ - 3}} = 1,312 \cdot {10^{ - 5}}\) (mol).
Số mol \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]\) ban đầu \( = 4,012 \cdot {10^{ - 3}} \cdot 5 \cdot {10^{ - 3}} = 2,006 \cdot {10^{ - 5}}(\;{\rm{mol}})\).
Lượng \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]\) tham gia phản ứng (2) là lượng còn dư sau khi tham gia phản ứng (1).
Ta có:
I3− + 2 S2O32−→3I−+S4O62−. (3)1,312⋅10−52←1,312⋅10−5 mol
4 K++2Zn2++2Fe(CN)63−+3I−→2 K2ZnFe(CN)6↓+I3− (2) 1,312⋅10−5 ← 1,312⋅10−52 mol
Vậy số mol \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]\)đã dùng cho phản ứng (1) là:
\(2,006 \cdot {10^{ - 5}} - 1,312 \cdot {10^{ - 5}} = 6,94 \cdot {10^{ - 6}}(\;{\rm{mol}})\)
C6H12O6+2Fe(CN)63−+3OH−→C5H11O5COO−+2Fe(CN)64−+2H2O (1)3,47⋅10−6 ←6,94⋅10−6 mol
Nồng độ (\({\rm{mg}}/{\rm{mL}})\) của glucose có trong mẫu máu là:
\(\frac{{3,47 \cdot {{10}^{ - 6}} \cdot {{10}^3} \cdot 180}}{{0,2}} = 3,123{\rm{mg}}/{\rm{mL}}{\rm{.}}\)
Đáp án: 3,123 mg/mL
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |