Hình 12.2 là ảnh chụp chuông điện dùng
a) Nêu tên các bộ phận 1, 2, 3, 4, 5 của chuông điện ở hình 12.2.
b) Nêu thêm một số dụng cụ để có thể thực hiện thí nghiệm làm cho chuông điện kêu được.
c) Giải thích hoạt động của chuông điện.
d) Có thể sử dụng nguồn điện một chiều cho chuông điện này không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a)
1. Hai chốt cắm với dây dẫn điện để nối chuông điện với nguồn điện xoay chiều.
2. Nam châm điện.
3. Lá thép có một đầu cố định.
4. Búa gõ.
5. Chuông.
b) Để chuông hoạt động được, ta phải nối chuông với một nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế phù hợp qua một công tắc để đóng mở dòng điện. Khi đóng công tắc thì búa gõ làm chuông kêu, mở công tắc thì búa không gõ.
c) Khi có dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, lá thép đàn hồi sẽ bị nhiễm từ của nam châm điện, nó sẽ bị hút về phía nam châm điện nhưng với lực hút thay đổi, cùng với tính đàn hồi của lá thép nên nó sẽ dao động, làm cho búa gõ liên tục vào chuông.
d) Khi dùng dòng điện không đổi, lá thép cũng bị nhiễm từ của nam châm điện với lực hút tăng dần, lá thép bị hút về phía nam châm điện và không dao động. Búa bị áp lên chuông và dừng lại nên chuông không kêu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |