Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam. Là một người tài hoa , có tài văn chương, Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình, dùng văn chương để làm vũ khí chiến đấu. Nhưng tác phẩm đó đã để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc và đánh những đon mạnh vào bọn đế quốc tay sai. Trong số những tác phẩm đó được bạn bè thế giới biết đến nhiều phải kể đến tác phẩm "Thuế máu". Tác phẩm được người viết khi đang hoạt đông cách mạng tại Pháp và là một đòn chí mạng đối với bọn đế quốc thực dân. Tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp đối với người bản xứ, chính quyền thuộc địa đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.
Tên tác phẩm là "Thuế máu" tạo lên cảm giác của các cuộc chiến tranh các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong tác phẩm này đây chính là máu của những người dân thuộc địa bị bọn đế quốc thực dân, bị bọn tay sai áp bức bóc lột đến tận sương tủy. Đồng thời nhan đề tác phẩm cũng thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn của tác giả khi chứng kiến dân tộc mình bị đối xử tàn nhẫn.
Trong đoạn đầu của tác phẩm tác giả đã so sánh thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa tại hai thời điểm trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Trước khi chiến tranh xảy thì bị bị coi là giống người hạ đẳng , những người da đen bẩn thỉu đây là những cái tên chúng gọi người Việt Nam chúng ta một cách khinh miệt coi thường khi đó họ chỉ là những nô lệ cho tầng lớp thống trị bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng luôn cho rằng những tộc người khác là thấp hèn và luôn tạo ra một khoảng cách để phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe và ăn đòn của quân cai trị nhà ta". Giọng nói đầy mỉa mai cho thấy thái độ khinh bỉ coi dân ta như súc vậy của bọn thực dân Pháp. Khi chiến tranh "vui tươi" xảy ra, chữ vui tươi được tác giả sử dụng để châm biếm cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tranh giành quyền lợi. Khi đó số phận của người dân thuộc địa được thay đổi đến không ngờ. Họ được đề cao trọng vọng và được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bè coi là "con yên" "bạn hiền", thậm chí còn được đề bạt lân chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Đối với chức danh đó đánh nhẽ ra họ phải được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, nhưng thực chất cuộc sống của họ không hề được nâng cao mà lạ ngược lại. Như vậy đối với họ chức danh ấy vốn cũng chỉ là hữu danh vô thực không có một chút đặc quyền gì hết Với gọng điệu mỉa mai khi chỉ ra sự tương phản đã châm biếm sự thâm độc giả dối của chế độ thực dân.
Dưới ách áp bức đó của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể bằng ngòi bút tài hoa của mình. Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao , bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế?Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
Sau đó tác giả đã chỉ ra thủ đoạn mánh khóe của những bọn thực dân. Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng soát lớn trên toàn cõi đông dương và đủ các ngón xoay sở tinh vi nhất để đòi tiền. Chúng tìm đến những người khỏe mạnh những người này có thân cô thế cô chỉ chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được. Còn đối với những con cái nhà giàu thì họ ép cho một là đi lính hai là xì tiền ra. Đối với những người bị bắt đi lính thì một là họ bỏ trốn hai là tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng để không phải đi bởi đi lính đối với họ còn đáng sợ hơn cả bệnh tật. Khi đó để giả thích cho vấn đè này thì giọng điệu của chính phủ toàn quyền cũng rất bịp bợm. Chúng dùng sự hứa hẹn để lừa phỉnh người lính như ban phẩm hàm cho người sống sót truy tặng cho người hi sinh hay dùng những lời lẽ tán dương như "các bạn đã tấp nập đầu quân đã không ngần ngại rời bỏ quê hương". Tất cả chỉ là những lời nói bịp bợm lừa phỉnh khi mà thực tế chúng xích trói bắt nhốt và đương nhiên bạo động nổ ra. Đây chính là những lời lừa dối mị dân. Tác giả mỉa mai những luận điện chua chát ấy bằng những câu hỏi tu từ đầy sức thuyết phục "Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính như thế tại sao có cảnh tốp thì bị xích tay điều về tỉnh tốp thì trước khi bị đưa xuống tàu bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn có cả lính gác canh lưỡi lê tuốt trần đạn lên nòng sẵn. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên , những vụ bạo động ở Sài Gòn ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa phải chăng là những cuộc biểu tình của sốt sắng đầu quân và không ngần ngại". Bác đã lột trần bản chất tham lam và bạo tàn của chúng đối với người dân thuộc địa. Lập luận của Bác khiến cho toàn quyền Đông Dương cứng họng không thể trả lời.
Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô cùng đau thương được nhà văn miêu tả bằng những lời lẽ đầy sắc cạnh "Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im lặng như cao phép lạ và cả người Nê-gô-rô lẫn người An-nam-mit mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu" hay để ghi nhớ công lao của người An nam chẳng phải người ta đã lột hết quần áo của họ từ chiếc đồng hồ , bộ đồ mới toanh mà họ bỏ tiền túi mua hay là những vật kỉ niệm đủ thứ. . trước khi đưa họ đến Mác –xây xuống tàu về nước đó sao?Chẳng phải người ta đã giao cho họ bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao?Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xép lợn dưới hầm tàu ẩm ướt không giương nằm không ánh sáng thiếu không khí đó sao?Về đến xứ sở chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nông nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước "Các anh đã bảo vệ tổ quốc. Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!đó sao?". Như vây với lập luận phản bác mâu thuẫn trào phúng câu hỏi tu từ điệp từ đã cho thấy những hành động vô nhân đạo tráo trở tàn nhẫn của bọn tay sai đối với nhân dân ta. Chính quyền thực dân đối xử với những người lính trở về như đối xử với súc vật với người có tội chứ không phải là đối xử với người có công đổ máu cho họ. Cách đối xử ấy là tráo trở đê hèn của một nước luôn vỗ ngực nói mình là mẫu quốc.
Với tư liệu phong phú xác thực giàu hình ảnh giá trị biểu cảm giọng điệu đanh thép ngòi bút trào phúng sắc sảo châm biếm mỉa mai làm tác phẩm như một lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc là đòn tấn công quyết liệt đối với chủ nghĩa thực dân. Đoạn trích cũng cho người đọc thấy được bộ mặt tàn ác nhẫn tâm cuồng thú của bọn thực dân khi dùng những người dân thuộc địa vô tội làm vật hi sinh cho chúng đồng thời cũng nói lên thân phận thảm hại nô lệ của những người dân An Nam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng cho ta thấy tấm lòng thương cảm của Bác đối với thân phận những người dân và cũng khẳng định tài hoa khéo léo trong việc hành văn của Bác.