Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu mạch và điện trở R của mạch đã tìm ra định luật với biểu thức: I=UR
Nhà bác học đã thực hiện một quy trình nghiên cứu khoa học. Em hãy đóng vai là nhà bác học để thực hiện nghiên cứu này và cho biết:
a) Tên đề tài nghiên cứu.
b) Mục đích nghiên cứu.
c) Câu hỏi nghiên cứu.
d) Một giả thuyết cho nghiên cứu.
e) Tên các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.
g) Sơ đồ mạch điện để lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm.
h) Các bước lảm thí nghiệm và lập bảng số liệu để ghi kết quả thí nghiệm.
i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Tên đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch điện.
b) Mục đích nghiên cứu: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và vào điện trở R của mạch.
c) Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để tìm được mối liên hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn một đoạn mạch điện và điện trở R của mạch điện?
d) Một giả thuyết cho nghiên cứu: Cường độ dòng điện qua mạch điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và phụ thuộc vào điện trở R của mạch điện đó.
e) Các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu: Nguồn điện có các nấc để thay đổi được hiệu điện thế (hoặc một số pin và để lắp pin); một số dây điện trở có thể ghép với nhau; các dây nối; công tắc; ampe kế; vôn kế.
g) Sơ đồ mạch điện đế lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm như hình 1.
h) Tiến hành các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Cố định dây điện trở, tìm mối quan hệ I và U
- Chọn một dây điện trở và mắc mạch điện như hình 1.
- Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có các giá trị U1, U2, U3,… và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.
Thí nghiệm 2: Cố định hiệu điện thế U, thay các dãy điện trở khác, tìm mối quan hệ I và U.
- Chọn một số dây điện trở R1, R2, R3 và lần lượt mắc mạch điện như hình 1.
- Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có một giá trị hiệu điện thế U xác định và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.
i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu ở trên:
- Với thí nghiệm 1, xét tỉ số IU nếu là hằng số, chứng tỏ I tỉ lệ thuận với U.
- Với thí nghiệm 2, so sánh tỉ số IU để xem với cùng một giá trị U thì I phụ thuộc vào dây dẫn như thế nào. Dựa vào đó, nêu ra đặc điểm của mạch điện về khả năng cho hoặc ngăn cứu dòng điện qua mạch điện.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |