Sự hoán đổi giữa chủ thể ngắm (khán) và khách thể (đối tượng của động thái ngắm) trong hai câu sau đã thể hiện sự chuyển hoá vị thế của nhân vật trữ tình như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Con người (chủ thể) ở câu 3 có vị thế là tù nhân, bị giam cầm trong không gian chật chội, đầy bóng tối; hoàn toàn cách bức với thế giới tự do của ánh sáng, của vẻ đẹp đêm trăng rằm. Bằng tinh thần, con người ấy đã thực hiện cuộc “vượt ngục” đặc biệt; song sắt nhà tù không ngăn cản được ý chí và tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát tự do. Trăng (đối tượng của sự ngắm) ở câu 3 tồn tại với tư cách khách thể, tự nhiên, tĩnh tại.
- Đến câu 4, trăng trở thành chủ thể; từ thế giới thiên nhiên tự do, chủ động tìm đến con người trong ngục tối gông xiềng: vẻ đẹp của vầng trăng là vẻ đẹp nhân tính; trăng chỉ đẹp, chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với con người có tâm hồn; con người ấy lại đang trong tình huống bị giam cầm. Người tù, vốn là chủ thể ở câu 3, vì có trăng tìm đến, nên đã chuyển hoá tự nhiên thành nhà thơ (đối tượng tâm hồn mà trăng chủ động tìm tới).
- Sự chuyển hoá vị thế của nhân vật trữ tình, từ tù nhân hoá thành thi nhân, từ mất tự do đến hoàn toàn tự do về tinh thần,... là một sự vận động, một sự chuyển hoá nội tại. Sự chuyển hoá ấy được tác giả thể hiện một cách hết sức tự nhiên, thông qua việc sử dụng hiệu quả thủ pháp nghệ thuật đối. Tứ thơ hết sức chân thực, giản dị nhưng đầy dư vị, để lại ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |