Bài tập 8. Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89 – 91) và trả lời các câu hỏi:
Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện cụ thể trong văn bản Cảm hứng và sáng tạo:
– Văn bản có một luận đề được nêu để bàn luận (nhan đề của văn bản đồng thời cũng là luận đề).
– Từ luận đề, văn bản được triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Cảm hứng là một trạng thái tinh thần hết sức quan trọng của con người (từ “Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức của văn hoá, đến “tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt”).
+ Luận điểm 2: Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của cảm hứng (từ “Cảm hứng có thể xúc tiến khả năng phát triển” đến “một trong những nguyên nhân gây ra sử chậm phát triển..).
+ Luận điểm 3: Vai trò của cảm hứng đối với sự phát triển (từ “Như vậy, cảm hứng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. đến “tiến trình phát triển của cá nhân và của cả cộng đồng”).
+ Luận điểm 4: Vai trò của tự do đối với cảm hứng và sáng tạo của con người (từ “Vậy thông qua cảm hứng, tự do biến thành sự sáng tạo như thế nào?” đến “nơi con người có thể nhặt được sự sáng tạo ở trong bất kì góc tối nào của cuộc sống).
+ Luận điểm 5: Cái đẹp – tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của cảm hứng sáng tạo (từ “Nói đến sự sáng tạo không thể không nói đến cái đẹp” đến “mới có giá trị đóng góp cho xã hội”).
- Ở từng luận điểm, tác giả đã sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với việc nêu các lí lẽ và bằng chứng để lập luận có sức thuyết phục.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |