Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm: cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Cần lao vừa có thể được dùng như tính từ, chỉ sự cần cù trong lao động, vừa có thể được dùng như danh từ, chỉ người lao động nói chung. Trong bài thơ, cần lao hiện lên như một đối tượng được tác giả yêu quý, ngưỡng mộ, tôn vinh.
– Dân tộc được tác giả bài thơ hiểu như một khái niệm thiêng liêng, luôn gợi lên cảm xúc tự hào, thể hiện được sự gắn kết giữa tất cả những con người đã chung tay xây dựng nên đất nước Việt Nam.
– Giang sơn cũng được nhìn nhận là một khái niệm thiêng liêng. Khi nhắc đến nó, trong lòng nhà thơ dấy lên niềm xúc động lớn lao, do nhà thơ ý thức sâu sắc rằng giang sơn là thành quả vĩ đại mà nhân dân đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và máu để tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử.
– Tổ quốc, trong cảm nhận của nhà thơ, cũng là một khái niệm đặc biệt. Vì thế, câu thơ chỉ có từ Tổ quốc ở cuối bài mang âm điệu như nghẹn ngào, do niềm xúc động đã được đẩy lên tột đỉnh.
Có thể thấy: Khi được tắm đẫm trong tình cảm yêu thương sâu nặng của nhà thơ, các từ cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc không còn tồn tại như những khái niệm khô khan mà đã trở thành hình tượng sống động, tác động mạnh vào cảm xúc và nhận thức của người đọc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |