Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:VĂN HỌC SINH THÁI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠITRONG SỰ THỨC TỈNH CỦA CON NGƯỜI(Trích, Nguyễn Đăng Điệp)(1) Mặc dù mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XX, văn học sinh thái (văn học xanh) mới chính thức xuất hiện trong tư cách là một khuynh hướng nghệ thuật mang tính tự giác cao độ. Đó là khuynh hướng văn học ra đời trong thời đại văn minh công nghiệp, khi mà ...

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:VĂN HỌC SINH THÁI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠITRONG SỰ THỨC TỈNH CỦA CON NGƯỜI(Trích, Nguyễn Đăng Điệp)(1) Mặc dù mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XX, văn học sinh thái (văn học xanh) mới chính thức xuất hiện trong tư cách là một khuynh hướng nghệ thuật mang tính tự giác cao độ. Đó là khuynh hướng văn học ra đời trong thời đại văn minh công nghiệp, khi mà con người phải đối mặt với sự khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng.Đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu đều coi “Mùa xuân vắng lặng” (Silent Spring) của Ra-chen Ca-sơn (Rachel Carson) (1962) là tác phẩm mở đầu cho diễn ngôn sinh thái đương đại. Là tác phẩm phi hư cấu trực tiếp đề cập đến tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường tự nhiên và sức khoẻ con người, “Mùa xuân vắng lặng” đã tạo nên một bước ngoặt trong nhận thức, buộc con người phải xem xét lại hành xử của mình với tự nhiên.Trong lĩnh vực văn học, những cây bút nhạy cảm nhất của thời đại đã nghe thấy “tiếng khóc” của Trái Đất và nói lên dự cảm của mình về ngày tận thế trước các thảm hoạ sinh thái. Vang lên trong các văn bản nghệ thuật của họ là một đề nghị khẩn thiết: con người phải biết lắng nghe tự nhiên, tôn trọng tự nhiên và sống hài hoà với tự nhiên. (2) Bối cảnh hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã tạo nên những chấn thương sinh thái sâu sắc khi mà chấn thương chiến tranh chưa hề liền sẹo. Ngay từ khá sớm, trong cái nhìn của nhiều nhà văn nhạy cảm, chiến tranh không chỉ huỷ diệt con người mà còn huỷ diệt tự nhiên. Điều đó có thể nhìn thấy trong sáng tác của Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Bình Phương,... Sự khủng khiếp của chiến tranh hiện lên qua các chi tiết miêu tả đạn bom và chất độc da cam giết chết những cánh đồng, dòng sông, khu rừng, làm bặt những tiếng chim và vô vàn loài vật khác.Tuy nhiên, vì tập trung miêu tả những dư chấn chiến tranh trong đời sống tinh thần con người nên bình diện chấn thương sinh thái chưa được khai thác nhiều. Chủ yếu, các chi tiết huỷ hoại tự nhiên trong văn học viết về chiến tranh mang ý nghĩa của những bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh. Đó là lí do văn học sinh thái Việt Nam đương đại chủ yếu tập trung viết về đô thị hoá và hệ luỵ của xã hội tiêu dùng. Ngay cả ở phương diện này, sự suy thoái môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, miền núi có phần nổi bật hơn so với các vấn đề sinh thái đô thị.(3) Khi nói về văn học sinh thái ở Việt Nam đương đại, người đọc nhớ đến vai trò tiên phong của Nguyễn Minh Châu. Ông không chỉ là cây bút mở đường “tinh anh” của đổi mới văn học mà còn là nhà văn sớm bận lòng về mối lo âu sinh thái. Điều đó có thể thấy qua hàng loạt tác phẩm ra đời vào thập niên 80 như “Sống mãi với cây xanh”, “Cờ lau, “Khách ở quê ra”,... Khác với nhiều nhà văn trước đó thường tập trung miêu tả quá trình con người chinh phục tự nhiên hoặc dùng tự nhiên để biểu đạt các mối quan hệ nhân sinh, thế sự, Nguyễn Minh Châu nhìn tự nhiên như một sinh thể độc lập, có tâm hồn, tính nết riêng. Trong thế giới tự nhiên, cây cỏ, động vật trò chuyện với nhau về những mối quan tâm của chúng bằng ngôn ngữ của chúng. Ý thức sinh thái mới mẻ của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua báo cáo đại hội các loài cây: “Đúng, đời sống loài người là một chuỗi dài quá trình chinh phục thiên nhiên, nhưng cũng thật thiếu thoả đáng và thậm chí nguy hiểm nếu không nghĩ đến việc hoà hợp với thiên nhiên” [...]Tiếp theo Nguyễn Minh Châu, bằng sự nhạy bén của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã góp vào văn học sinh thái đương đại nhiều tác phẩm xuất sắc. “Những ngọn gió Hua Tát” gồm mười truyện nhỏ được phủ lên khói sương huyền thoại về một bản nhỏ cô đơn: “Ở Hua Tát, những chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này uống rượu không bao giờ say. Nó cũng như những viên đá cuội trắng, có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối. Phụ nữ thích những viên sỏi này... [...]Nguyễn Huy Thiệp đã rất khéo léo lồng những câu chuyện về phận người vào bí sử của chuyện rừng để người đọc cảm nhận rõ hơn chiều sâu của những huyền thoại cứ chảy mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại đấy, dường như ai cũng cảm thấy “linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn” [...] dbs 168 (s)Sau những chuyển động khởi đầu, bắt đầu từ thập niên 90, số lượng các cây bút viết về chủ đề sinh thái đã tăng lên đáng kể. Có thể kể đến các nhà văn sinh thái tiêu biểu như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư, Mai Văn Phấn, Đỗ Phấn, Đỗ Bích Thuý, Y Ban, Nguyễn Thế Hùng, Trần Duy Phiên, Trần Bảo Định, Nguyễn Trí, Nguyễn Ngọc Thuần, Lý Lan, Nguyễn Văn Học,.. Ở loại văn học phi hư cấu, có khá nhiều phóng sự, bút kí nói về nạn phá rừng, nạn ô nhiễm sông ngòi, đất canh tác,... Ưu thế của loại hình văn học phi hư cấu là tác động tức thời đến người đọc bằng các số liệu, tin tức mang tính thời sự. Tuy nhiên, chiều sâu của văn học sinh thái bộc lộ rõ hơn trong loại hình văn chương hư cấu. Ở đó, các nhà văn được tỏ bày những khắc khoải sinh thái và tình yêu dành cho thiên nhiên, tạo vật.“Trốn lo âu về lại cánh đồng” để nhìn thấy bản nguyên của tính thiện và sự an lành của tâm hồn là mạch chảy nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. [..]Cảm thức sinh thái cũng tràn ngập trong thơ Mai Văn Phấn với rất nhiều chi tiết nói về sự khoáng đạt của thứ “bầu trời không mái che”. Tại đó có tiếng cựa mình của đất đai, bình minh, cỏ lá, tiếng chim:Con chào mào đốm trắng mũ đỏHót trên cây cao chót vótTriu... uýt... huýt... tu... hìu...Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩSợ chim bay đi(Con chào mào)[...] Xin được nhắc đến ở đây một hình ảnh mang tính biểu tượng mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn biểu đạt sự thức tỉnh của con người trước vẻ đẹp vĩnh cửu của tự nhiên: “Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”.Đúng thế, con người chỉ thực sự tìm thấy sự an nhiên, niềm hạnh phúc khi “muối của đời” hoà vào “muối của rừng”, và “muối của rừng” chính là nhân tố màu nhiệm nhất có khả năng điều chỉnh, kết thành tinh chất trong “muối của đời”. Rất có thể đó chính là thời điểm, những bông hoa tử huyền sẽ luôn luôn tồn tại trong tâm trí con người trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa của sự sống.(Nguyễn Đăng Điệp, Văn học sinh thái Việt Nam đương đại trong sự thức tỉnh của con người, tạp chí Viết và Đọc, Chuyên đề mùa thu, tháng 9/2023, tr. 273 – 277)

Người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

A. Dẫn trực tiếp các câu văn, câu thơ từ tác phẩm văn học

B. Dẫn gián tiếp, trình bày nội dung trích dẫn bằng ngôn từ của mình

C. Phối hợp cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp một cách linh hoạt

D. Tóm tắt nội dung của các tác phẩm văn học

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13
0
0
Phạm Văn Phú
12/09 10:50:11

Đáp án C. Phối hợp cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp một cách linh hoạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×