Phân tích tác dụng của hình tượng thiên nhiên trong việc thể hiện hình tượng người lính Tây Tiến.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cảnh thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp lãng mạn, là bối cảnh làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của chiến binh Tây Tiến.
− Ở đoạn 1 là hình ảnh thiên nhiên với vẻ đẹp lãng mạn dữ dội, hùng vĩ khác thường: đèo cao sương lấp, “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm”, “heo hút cồn mây”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”...; với cảnh núi rừng huyền bí, hung dữ “thác gầm thét”, “cọp trêu người”. Trên nền bối cảnh thiên nhiên đó, người lính xuất hiện với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng: những chặng đường hành quân đầy gian khổ, hi sinh là những thử thách của thiên nhiên và người lính đã vượt qua tất cả với lòng dũng cảm, với tinh thần lạc quan. Tâm hồn lãng mạn của người lính còn thể hiện qua nỗi nhớ thắm thiết tình quân dân: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
- Ở đoạn 2 là hình ảnh thiên nhiên với vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng, huyền ảo: cảnh núi rừng trong đêm liên hoan văn nghệ như “hội đuốc hoa”, cảnh sông nước Tây Bắc trong không gian mờ ảo của màn sương giăng, trong thời gian buổi chiều tĩnh lặng, đôi bờ phơ phất ngàn lau, những bông hoa “đong đưa” trên mặt nước,... Bối cảnh thiên nhiên lãng mạn làm nền tương ứng với hình ảnh lãng mạn của chiến binh Tây Tiến: đắm say trong những điệu múa, điệu khèn của các thiếu nữ người dân tộc, nhớ về hình ảnh các cô gái vùng cao duyên dáng trên những con thuyền độc mộc: “Có nhớ dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |