Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Công nghệ AI của hiện tại và tương lai
Công nghệ AI hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lí giọng nói, kĩ thuật ước tính đám đông,... đến các hệ thống an ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ.
Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được Giôn Mác-ca-thy (John McCarthy) nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950, nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạy đua phát triển.
Al là công nghệ sử dụng đến kĩ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lí dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỉ Gb dữ liệu mới (tương đương 165 000 tỉ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lí các hành vi thông minh như con người.
Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người,... Vì AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Dự báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lí hoá chẩn đoán trong chăm sóc sức khoẻ. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.
Trong lịch sử phát triển của mình từ năm 1960 đến năm 2018, thế giới đã có gần 340 000 sáng chế đồng dạng và hơn 1,6 triệu bài báo khoa học liên quan đến phát triển trí tuệ nhân tạo được công bố. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, AI đã bắt đầu được quan tâm, nhưng đến những năm 2012 sự tăng tốc mới trở nên mạnh mẽ. Giai đoạn 2006 – 2012, số công bố sáng chế bình quân tăng 8% trong một năm, nhưng đến giai đoạn 2012 – 2017 mức tăng đã đạt 28% trong một năm. Số lượng đơn sáng chế liên quan đến AI tăng từ 8 515 trong năm 2006 lên đến 12 473 vào năm 2011 và 55 660 vào năm 2017 (tăng gấp 6,5 lần trong vòng 12 năm).
Trong nghiên cứu khoa học, các công bố bài báo liên quan đến AI cũng tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt trong thời gian đến năm 2018 với 1 636 649 bài báo được công bố. Sự xuất hiện của các bài báo khoa học về AI bắt đầu sớm hơn 10 năm trước khi diễn ra cuộc chạy đua bảo hộ sáng chế công nghệ AI. Chứng tỏ, kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản về AI đã có hiệu quả về mặt ứng dụng khi các cuộc đua đăng kí bảo hộ sáng chế gia tăng sau đó.
Theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế ACM (Computing Analysis Scheme) có một khung phân tích rõ ràng phù hợp để tổng hợp và đại diện cho công nghệ đang thay đổi AI theo thời gian. Phân loại này đã được sử dụng trong hơn 50 năm và bản cập nhật cuối cùng vào năm 2012 đã bổ sung các công nghệ mới. Theo đó, công nghệ AI được chia thành ba hướng chính:
– Kĩ thuật AI (AI Technique): là các mô hình tính toán và thống kê tiên tiến như học máy, lô gích mờ và hệ thống cơ sở tri thức cho phép tính toán nhiệm vụ do con người thực hiện; Các kĩ thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau được sử dụng để thực hiện các chức năng khác nhau.
– Ứng dụng chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI functions application): chẳng hạn như thị giác máy tính (computer vision) có thể chứa một hoặc nhiều kĩ thuật trí tuệ khác nhau.
– Ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực (AI Application field): là việc sử dụng các kĩ thuật hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo chức năng trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao thông vận tải, nông nghiệp, khoa học đời sống, y tế,...
Còn theo Me-đi-át-xten-đớt (Mediastandard), AI được chia làm ba loại gồm trí thông minh nhân tạo hẹp (ANI), trí thông minh phổ biến nhân tạo (AGI) và trí tuệ siêu nhân tạo (ASI).
Những dự đoán về ứng dụng công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, khởi nghiệp và chính phủ có thể định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai:
Hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chia khoá để tiến tới việc cải tiến cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay về quản lí và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lí ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này cho phép người dân truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia.
Với lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chính phủ, AI có khả năng tổ chức và kết hợp nhiều bộ dữ liệu để rút ra thông tin, cũng như tóm tắt một loạt các dạng dữ liệu. Tuy nhiên, để triển khai được tốt hiệu quả, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin cũng cần được hệ thống AI quan tâm và vá kín.
Nhận dạng khuôn mặt
Nhận diện khuôn mặt bằng AI là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương mặt, máy tính tự động xác định, nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh kỹ thuật số hoặc một khung hình trong video. Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ AI thuộc một nhánh của thị giác máy tính, mà thị giác máy tính tốt hơn rất nhiều so với mắt thường của con người. Một trong những cách xác định là dựa vào những điểm nút của khuôn mặt. Công nghệ AI có thể đo tới 80 điểm nút (khoảng cách giữa các điểm trên một khuôn mặt giúp cơ chế nhận dạng khuôn mặt (FR) trở nên dễ dàng hơn.
Với cơ chế FR, một mạng lưới dạng thần kinh được hình thành trong hệ thống bằng cách nhập dữ liệu để tạo nhận dạng mẫu và những dữ liệu này bao gồm hình ảnh khuôn mặt của hàng triệu người được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, trang web, camera giám sát có chức năng ghi nhận các ứng dụng khác có khai báo nhận dạng khuôn mặt,... AI triển khai thuật toán lưu trữ khoảng cách các điểm nút trong cơ sở dữ liệu của nó, quét nhận dạng và khớp định danh cá nhân với dữ liệu đang có.
Hiện nay, ứng dụng này được tích hợp tại nhiều hệ thống giám sát như tại cổng chấm công của công ty, các hệ thống giám sát tại sân bay, ga tàu, nơi công cộng; nhận diện khuôn mặt trong hệ thống an ninh quốc gia; trong hệ thống bảo an ngân hàng, toà nhà,...
Trong ngành vận tải
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc ứng dụng này vẫn chưa được phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của thuật toán Deep Learning (học sâu) với hàng hoạt các chức năng như nhận dạng và xử lí hình ảnh; nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử lí ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật cản, giải quyết bài toán điều khiển thời gian thực (real time) và xây dựng được một cơ sở dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao thông và các tình huống giao thông, thì ứng dụng này trong tương lai sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Xe tự lái sẽ an toàn và xử lí thông minh các tình huống vì chúng được tích hợp nhiều tính năng tự động, các bộ cảm biến xung quanh xe luôn được phát tín hiệu phủ đủ rộng và đủ xa để phát hiện vật cản giúp phát hiện nhanh chóng các chướng ngại vật, các camera nhận dạng các tín hiệu ảnh để phân tích xử lí kịp thời theo các thuật toán với dữ liệu có sẵn (biển báo, chỉ dẫn giao thông, theo dõi phương tiện, người đi đường,...).
Tương lai công nghệ AI
Công nghệ AI đã mang lại thành công lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau, tuy nhiên, đỉnh cao phát triển của nó vẫn chưa đến. Năm 2016, thị trường toàn cầu của AI đạt trị giá 4 tỉ USD nhưng dự đoán sẽ lên tới 169 tỉ USD vào năm 2025 và 15 700 tỉ USD vào năm 2035. Với xu thế phát triển công nghệ và ứng dụng trong đời sống xã hội đang thay đổi không ngừng, công nghệ AI đang là điểm đến nhiều hơn nữa của đa số các nhà khoa học trong tương lai.
(Theo most.gov.vn, ngày 09-09-2021)
a) Tóm tắt nội dung của văn bản Công nghệ AI của hiện tại và tương lai.
b) Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Hãy chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
c) Trong văn bản, tác giả thể hiện tư tưởng, quan điểm nào về công nghệ AI?
d) Các hình ảnh minh hoạ được đưa vào văn bản có tác dụng gì?
e) Em có nhận xét gì về các dữ liệu được sử dụng trong văn bản?
g) Trong số những ứng dụng của Al mà văn bản đề cập đến, em thích ứng dụng nào nhất? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Công nghệ AI có thể xem là một phát minh thiên tài của con người, cũng như sự giúp ích của nó vào đời sống của nhân loại. Những ứng dụng phổ biến nhất của AI đến với con người đó là hỗ trợ trên mạng lưới thông tin chính phủ, giúp nhận diện khuôn mặt và trong các phương tiện vận tải. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, AI có thể lưu trữ được lượng thông tin khổng lồ và có thể trả lời những thắc mắc của con người. Thứ hai AI có thể giúp nhận diện khuôn mặt qua các bức ảnh hoặc các video. Thứ ba là trong các phương tiện vận tải. Đây có thể coi là bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ AI trong các phương tiện không người lái. Không cần con người điều khiển, xe ô tô có gắn công nghệ AI có thể tự lái, xử lý các tình huống chúng gặp trên đường một các nhanh chóng. Ngày nay công nghệ AI càng được phát triển nhiều hơn, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế. Chúng ngày càng có thể thay thế con người ở một số công việc khó khăn, đòi hỏi cả năng cao. Và con người đang ngày phát triển AI thành công nghệ hiện đại bậc nhất.
b) Văn vản sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm.
à Tác dụng:
- Tăng tính thuyết phục.
- Đa dạng hóa cách truyền đạt.
- Tăng cường sự hiểu biết.
c) Trong văn bản “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai,” tác giả thể hiện một quan điểm cân bằng và toàn diện về công nghệ AI. Dưới đây là một số tư tưởng và quan điểm chính:
- Lợi ích của AI: Tác giả nhấn mạnh rằng AI mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội, từ việc cải thiện hiệu suất công việc, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đến việc giải quyết các vấn đề phức tạp mà con người chưa thể tìm ra giải pháp. AI được xem như một công cụ mạnh mẽ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
- Thách thức và rủi ro: Bên cạnh những lợi ích, tác giả cũng không quên đề cập đến các thách thức và rủi ro mà AI mang lại. Điều này bao gồm các vấn đề về đạo đức, quyền riêng tư, an ninh mạng, và nguy cơ mất việc làm do tự động hóa. Tác giả kêu gọi cần có các biện pháp quản lý và quy định chặt chẽ để đảm bảo AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm.
- Tương lai của AI: Tác giả lạc quan về tương lai của AI, cho rằng công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp tác quốc tế để đối phó với những thách thức mà AI mang lại.
- Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo: Tác giả đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc chuẩn bị cho thế hệ tương lai để họ có thể thích ứng và tận dụng tối đa các cơ hội mà AI mang lại. Điều này bao gồm việc nâng cao kỹ năng công nghệ, tư duy sáng tạo, và khả năng giải quyết vấn đề.
à Như vậy, tác giả thể hiện một quan điểm cân bằng, nhận thức rõ ràng về cả lợi ích và thách thức của AI, đồng thời kêu gọi sự chuẩn bị và quản lý cẩn thận để đảm bảo AI được phát triển và sử dụng một cách bền vững và có trách nhiệm.
d) Tác dụng của tranh ảnh minh họa trong bài viết:
- Biến thông tin phức tạp trở nên đơn giản và trực quan: Tranh ảnh giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu rõ các khái niệm phức tạp.
- Thu hút sự chú ý: Hình ảnh thường thu hút sự chú ý của người đọc hơn so với văn bản thuần túy, giúp tăng cường sự quan tâm và tập trung vào nội dung.
- Cung cấp thông tin ngắn gọn và dễ nhớ: Hình ảnh có thể truyền tải thông tin một cách ngắn gọn và trực quan, giúp người đọc dễ dàng ghi nhớ nội dung cần thiết.
- Tổ chức thông tin logic: Tranh ảnh giúp tổ chức thông tin theo một trình tự logic, liên kết các phần của văn bản một cách hợp lý.
- Tăng tính thẩm mỹ: Hình ảnh làm cho văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc.
- Hỗ trợ minh họa và giải thích: Tranh ảnh có thể minh họa và giải thích các điểm quan trọng trong văn bản, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung.
e) Dữ liệu được sử dụng trong văn bản “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai” chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Đây là những thông tin được thu thập từ các nguồn sẵn có như báo cáo, nghiên cứu, và các tài liệu khác đã được công bố trước đó12. Dưới đây là một số nhận xét về dữ liệu này:
- Độ tin cậy và chính xác: Dữ liệu thứ cấp thường được thu thập từ các nguồn uy tín và đã qua kiểm chứng, do đó có độ tin cậy và chính xác cao. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc và phương pháp thu thập dữ liệu để đảm bảo tính xác thực.
- Tính cập nhật: Một số dữ liệu thứ cấp có thể không còn cập nhật, do đó cần phải xem xét thời gian công bố của các tài liệu và báo cáo. Việc sử dụng dữ liệu mới nhất sẽ giúp đảm bảo rằng các thông tin phản ánh đúng tình hình hiện tại.
- Phạm vi và độ bao phủ: Dữ liệu thứ cấp thường có phạm vi rộng và bao phủ nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Điều này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện và đa chiều về công nghệ AI.
- Tính khách quan: Dữ liệu thứ cấp thường được thu thập và phân tích bởi các tổ chức độc lập, do đó có tính khách quan cao. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với các nguồn dữ liệu có thể có thiên kiến hoặc mục đích riêng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Sử dụng dữ liệu thứ cấp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần phân tích nhanh chóng và hiệu quả.
à Như vậy, dữ liệu thứ cấp trong văn bản “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai” mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng cần phải được xem xét và đánh giá cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và khách quan.
g) Em thích nhất ứng dụng nhận dụng khuôn mặt. Vì nó có thể áp dụng vào cổng chấm công của công ty, hệ thống giám sát tại sân bay, ga tàu, nơi công cộng; nhận diện khuôn mặt trong hệ thống an ninh quốc gia,…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |