LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

- Vì sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày? - Việc đặt cốc nước vôi trong chuông A nhằm mục đích gì? - Kết quả thí nghiệm phát hiện tinh bột trong các lá cây ở chuông A và chuông B như thế nào? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra nhận xét gì?

- Vì sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày?

- Việc đặt cốc nước vôi trong chuông A nhằm mục đích gì?

- Kết quả thí nghiệm phát hiện tinh bột trong các lá cây ở chuông A và chuông B như thế nào? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra nhận xét gì?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
CenaZero♡
12/09 11:46:55

- Trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối 3 – 4 ngày để cây ngừng thực hiện quá trình quang hợp và phân giải hết tinh bột trong lá đã được tổng hợp trước đó → tạo điều kiện cho thí nghiệm có kết quả chính xác.

- Việc đặt cốc vôi trong vào trong chuông A nhằm mục đích để nước vôi trong hút hết khí carbon dioxide trong không khí ở chuông.

- Kết quả thí nghiệm phát hiện tinh bột trong các lá cây ở chuông A và chuông B:

+ Các lá cây ở chuông A khi nhỏ dung dịch iodine → có màu vàng. Điều này chứng tỏ các lá cây ở chuông A không thực hiện được quá trình quang hợp chế tạo ra tinh bột.

+ Các lá cây ở chuông B khi nhỏ dung dịch iodine → có màu xanh tím. Điều này chứng tỏ các lá cây ở chuông B vẫn thực hiện được quá trình quang hợp chế tạo ra tinh bột.

→ Từ kết quả thí nghiệm, có thể kết luận rằng quá trình tổng hợp tinh bột cần có sự tham gia của khí carbon dioxide.

Báo cáo kết quả thực hành thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây:

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 06 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Chứng minh khí carbon dioxide cần cho quang hợp.

Tên nhóm: Nhóm 1.

1. Mục đích thí nghiệm

 - Xác định chất khí cần thiết để lá chế tạo tinh bột.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: hai chậu cây khoai lang (hoặc khoai tây hoặc vạn niên thanh) giống nhau.

• Dụng cụ, hóa chất: hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa màu trắng trong) úp được lên chậu cây, hai tấm kính (to hơn đường kính chậu cây), nước vôi trong, dung dịch iodine 1%, ethanol 70%, cốc thủy tinh miệng rộng, đèn cồn, nước, kẹp, đĩa petri.

3. Các bước tiến hành

Bước 1. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.

Bước 2. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

Bước 3. Trong chuông A, đặt hêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.

Bước 4. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.

4. Giải thích thí nghiệm

- Trong chuông A do có đặt cốc nước vôi trong hấp thụ hết khí carbon dioxide, nên lá cây chuông A không có nguyên liệu (khí carbon dioxide) để thực hiện quá trình quang hợp → không tổng hợp được tinh bột → khi thử bằng dung dịch iodine không xuất hiện màu xanh tím.

- Trong chuông B vẫn có khí carbon dioxide nên lá cây có đủ nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp được tinh bột → khi thử bằng dung dịch iodine xuất hiện màu xanh tím.

5. Kết luận

- Khí carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp ở lá cây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư