Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.085
3
0
doan man
12/04/2019 15:35:57
câu 1.
-Thuận lợi :
+Biển mang đến nguồn nước dồi dào
+Phát triển ngành du lịch
+Mang đến nguồn hải sản dồi dào:tôm,mực,...
+Nguồn tài nguyên :dầu khí,...
+Đem lại số lượng muối khổng lồ
+Phát triển giao thông đường biển

-Khó khăn:
+Có nhiều bão ,gió,..
+Lũ lụt xảy ra thường xuyên
+Hiện tượng ăn mòn đất,sóng thần
+Làm các vùng miền Nam Bộ bị nhiễm mặn,khó khăn trong việc sản xuất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
12/04/2019 15:38:17
câu 4.
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
2
0
doan man
12/04/2019 15:39:54
câu 5.
*Đa dạng:
- Khí hậu thay đổi theo thời gian:
+ Mùa đông ấm hơn, mùa hè mưa ít.
+Mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.
+ Một năm có hai mùa: Mưa và Khô.
+ Mùa đông lạnh ít mưa, nửa cuối mùa có mưa phùn.
+ Mùa hè ẩm ướt.
- Khí hậu phân hóa theo không gian:
+ Thay đổi từ Bắc xuống Nam
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0,6 độ C
...

*Thất thường:
- Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít.
- Năm bão ít năm bão nhiều.
- Gió tây gây khô nóng ở nước ta (Miền Trung).
...
2
0
doan man
12/04/2019 15:41:41
câu 3.
Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn Tiền Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta với những đặc điểm sau:
a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm
Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 năm.
b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta
- Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
- Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.
- Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.
- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
- Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.
c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển
Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.
=> Có thể nói,về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.
2
0
doan man
12/04/2019 15:42:52
câu 6.
Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.
Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×