Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. (10 mẫu)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. (10 mẫu)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
35
0
0
Trần Bảo Ngọc
12/09 15:13:29

Dàn ý phân tích nhân vật Giôn-xi

1. Mở bài

·        Giới thiệu tác giả O Hen-ri và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.

·        Giới thiệu nhân vật Giôn-xi.

2. Thân bài

a. Tóm tắt câu chuyện:

b. Phân tích nhân vật Giôn-xi:

- Là một cô gái tội nghiệp, bệnh nặng và nghèo khó đã bào mòn hết sự kiên trì níu giữ cuộc sống bên trong tâm hồn cô.

- Giôn-xi đã đặt hết niềm tin cũng như sự sống của mình vào cái dây thường xuân đang rụng lá trước cửa sổ.

- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để thần chết tới mang mình đến bên kia thế giới mà không màng tới sự đau khổ, buồn rầu của người bạn, cũng như sự tức giận của cụ Bơ-men về cái suy nghĩ ngớ ngẩn của mình.

- Trong lần đầu tiên, Giôn-xi giục Xiu kéo mành lên:

·        Chuẩn bị sẵn sàng cho việc từ bỏ thế gian, giọng nói lạnh lùng lùng, cương quyết, mặc cho sự chần chừ sợ hãi của người bạn.

·        Khi phát hiện còn sót lại một chiếc lá sau đêm mưa cô vẫn lạnh lùng quả quyết rằng "hôm nay nó sẽ rụng thôi và lúc đó thì em sẽ chết".

- Lần thứ hai kéo mành:

·        Giôn-xi vẫn tàn nhẫn quyết tâm bắt Xiu kéo tấm màn chắn lên, nhưng chiếc lá vẫn còn, và chỉ trong một khoảnh khắc đó, có cái gì đã vỡ ra trong tâm trí của cô gái trẻ.

·        Cô đã tỉnh ngộ nhận thức được mình đã tàn nhẫn với bản thân và mặc kệ sự đau đớn của người bên cạnh, thật ích kỷ biết bao nhiêu. Giôn-xi nhận thức được cái suy nghĩ tệ hại của bản thân "muốn chết là một tội".

- Sự hồi sinh của Giôn-xi:

·        Cô muốn ăn cháo, uống sữa pha rượu vang đỏ sau bao ngày không thiết tha gì.

·        Khao khát làm đẹp dung nhan khi nhờ Xiu đưa cho chiếc gương, và lòng quan tâm đến cuộc sống khi nhờ Xiu xếp gối xung quanh để xem chị nấu nướng.

·        Tạo dựng lại cho mình tình yêu đối với nghệ thuật, thứ mà cô bỏ ngỏ kể từ khi bệnh tật, Giôn-xi mong muốn một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

→ Cuối cùng hai cô gái đã cùng nhau chiến thắng bệnh tật. Như vậy có thể nói rằng mạng sống của Giôn-xi đã được kéo lại nhờ tấm lòng nhân ái của cụ Bơ-men, sự chăm sóc của Xiu, sự kiên cường kỳ lạ của chiếc lá và cuối cùng chính là ý chí sống còn mạnh mẽ của chính bản thân cô.

3. Kết bài

·        Nêu cảm nhận của em về nhân vật

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 1

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Giôn-xi, nhân vật yếu đuối, tuyệt vọng trước bi kịch số phận cuộc đời mình, nhưng rồi cô đã vượt qua tất cả, hồi sinh tấm lòng trân trọng cuộc sống nhờ niềm tin, sự hi sinh và tình cảm cao đẹp giữa con người với con người.

Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kì khi Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cùng với cụ Bơ-men, là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men rất giận, la mắng Giônxi, nhưng cuối cùng cụ Bơ-men đã làm ra một việc thật sự vô cùng vĩ đại và cao cả. Cụ âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng

Trước kia Giôn-xi cũng là một cô gái có nghị lực sống rất mạnh mẽ. Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ nhưng rồi ước mong bình dị ấy của cô lại không được thực hiện khi căn bệnh sưng phổi khiến cô nghèo nàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tâm lý cô bất ổn, cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô cùng, mất hết nghị lực sống, chờ đón cái chết một cách bình thản. Hằng ngày cô ngồi trên giường bệnh đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ như chúng, cũng sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Khắp con người Giôn-xi, chỉ còn đôi mắt có tia hy vọng của sự sống, nhưng đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngừng lại, màu sắc của bức tranh cuộc sống của cô trông càng ảm đạm hơn.

Mất hết ý chí, nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Cô chắc mẩm rằng, sự sống đối với cô giờ đây là một điều xa xỉ. Hơn thế cô lại bị ám ảnh bởi suy nghĩ chiếc lá cuối cùng ngoài kia rơi xuống cũng là khi cô bắt buộc phải rời bỏ thế giới này khiến tâm bệnh của cô còn trầm trọng hơn thực bệnh Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Đó là một suy nghĩ điên rồ, bi quan nhưng với tình cảnh của Giôn-xi thì nó lại rất hợp lý. Giôn-xi là một họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Cô bị giày vò bởi sự bất lực của bản thân, cô phải sống dựa dẫm vào người khác.

Và sự hy sinh của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi là điều thực sự cao cả. Chiếc màn xanh mà hàng ngày Giôn-xi nắm giữ, để kéo lên, để trông chiếc lá, để xem sự phán quyết của chiếc lá đối với cuộc đời mình, chiếc màn xanh được kéo lên và chiếc lá vẫn còn đó. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na – plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh

Tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-man mà cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vì tác phẩm kiệt xuất ấy, vì sự sống của Giôn-xi cụ Be-man đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính chất chứa tinh thần nhân đọa và sức mạnh hồi sinh. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi và cho cả tất cả người đọc.

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Kiệt tác xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ với nhau và sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết. Sức mạnh của nó là vô cùng to lớn.

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 2

O Henry (1862-1910) là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ, với gia tài các tác phẩm đồ sộ. Ông không được học hành nhiều, thế nhưng chính cuộc sống cơ cực, vất vả phải buôn ba nhiều đã trở thành tư liệu, trải nghiệm giúp ông sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị. Đề tài chính của O Henry là những người Mỹ có cuộc sống chật vật, bất hạnh và khổ sở, với cách viết truyện đảo ngược tình huống đầy bất ngờ, hấp dẫn khiến độc giả ấn tượng và có cái nhìn khác biệt về giá trị của tác phẩm. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của O Henry, viết về giới họa sĩ nghèo khổ ở nước Mỹ lúc bấy giờ, với 3 nhân vật chính là cụ Bơ-men, hai nữ họa sĩ trẻ là Giôn- xi và Xiu. Dù sống trong cuộc sống bần hàn khó khăn, nhưng ở họ đều hiện lên những nét đẹp đáng quý, đáng trọng, bên cạnh sự nhân hậu, hy sinh của cụ Bơ-men hay tấm lòng, yêu thương bạn sâu sắc của Xiu. Thì nhân vật Giôn-xi hiện lên với những nét tâm trạng rất đời của một bệnh nhân đang tuyệt vọng và bước dần đến cái chết, cùng với sự hồi sinh và nghị lực sống thần kỳ của cô.

Câu chuyện được mở ra trong bối cảnh một khu nhà 3 tầng, cũ nát tồi tàn, tại thủ đô Oa-sinh-tơn, nước Mỹ, nơi đó có sự trú ngụ của một họa sĩ già là cụ Bơ-men, người vẫn luôn day dứt vì chưa vẽ được một tác phẩm nào để đời. Sống bên trên cụ là hai nữ họa sĩ Xiu và Giôn-xi họ đều là những cô gái, lương thiện, hiền lành và sống bình lặng. Nhưng thật không may rằng, Giôn-xi bất hạnh đã bị bệnh sưng phổi, phần vì bệnh nặng, phần vì túng thiếu không có tiền thuốc men, thế nên bệnh trạng của cô mãi không có tiến triển tốt. Sự đau đớn của bệnh tật, cộng với bế tắc trong cuộc sống, khiến Giôn-xi mất hết niềm tin vào sự sống, mặc cho có sự chăm sóc của người chị em tốt là Xiu bên cạnh. Cô phó thác số mạng của mình vào cái dây thường xuân đang rụng lá, ngày ngày đếm từng chiếc lá, và nghĩ rằng đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc cô lìa đời. Thực tế rằng tâm hồn nghệ sĩ không phải là xấu, nhưng đối với bệnh tình của Giôn-xi lại là một chuyện xấu vô cùng.

Giôn-xi thực là một cô gái tội nghiệp, bệnh nặng và nghèo khó đã bào mòn hết sự kiên trì níu giữ cuộc sống bên trong tâm hồn cô, người con gái trẻ tuổi ấy hoàn toàn tuyệt vọng và nghĩ rằng chỉ có cái chết mới có thể giải thoát tất cả. Sự suy sụp của cô đến một cách mạnh mẽ và nhanh chóng mà những con người như Xiu không tài nào cứu rỗi được bằng những lời quan tâm, hay sự chăm sóc ân cần. Bởi lẽ Giôn-xi đã đặt hết niềm tin cũng như sự sống của mình vào cái dây thường xuân đang rụng lá trước cửa sổ rồi. Buổi tối hôm trước trước khi kéo màn đi ngủ, Giôn-xi đã hướng đôi mắt ra ngoài và đếm thấy còn lại 4 chiếc lá, lá càng ít đi thì ý muốn sống sót của Giôn-xi càng tụt xuống không thể cứu vãn, và cô đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để thần chết tới mang mình đến bên kia thế giới mà không màng tới sự đau khổ, buồn rầu của người bạn, cũng như sự tức giận của cụ Bơ-men về cái suy nghĩ ngớ ngẩn của mình (thực tế là cô không biết điều này và cũng không đủ tỉnh táo để nhận ra nó là một suy nghĩ xuẩn ngốc).

Trong lần đầu tiên, Giôn-xi giục Xiu kéo mành lên, rõ ràng cô đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc từ bỏ thế gian, giọng nói lạnh lùng lùng, cương quyết, mặc cho sự chần chừ sợ hãi của người bạn. Giôn-xi chỉ mong xem có còn lá không, chỉ mong tạo hóa sớm chấm dứt cuộc sống khốn khổ của mình bằng cách cho gió thổi bay hết 4 chiếc lá còn sót lại, nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá bám trụ trên dây thường xuân, kiên cường, trơ trọi. Không hiểu cô gái ấy đã có tâm trạng gì khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng ấy, một chút thất vọng, một chút vui mừng hoặc là một cái gì khác nữa. Nhưng chuyện còn sót lại một chiếc lá sau đêm mưa cũng chẳng khiến Giôn-xi thay đổi ý niệm về cuộc đời mình, cô vẫn lạnh lùng quả quyết rằng "hôm nay nó sẽ rụng thôi và lúc đó thì em sẽ chết". Lại một đêm mưa bão dồn dập, cứ ngỡ rằng lá sẽ rụng, Giôn-xi vẫn tàn nhẫn quyết tâm bắt Xiu kéo tấm mành chắn lên, và chỉ trong một khoảnh khắc đó, có cái gì đã vỡ ra trong tâm trí của cô gái trẻ. Cô đã tỉnh ngộ, đã nhận thức được rằng chiếc lá yếu đuối kia, vàng vọt kia trải qua bao bão tố, bao nhiêu đêm mưa thế mà vẫn cứ kiên cường bám trụ lấy sự sống, quyết không chịu để gió bẻ gãy. Còn bản thân cô thì sao quyết lìa đời, từ bỏ sự sống, tàn nhẫn với bản thân và mặc kệ sự đau đớn của người bên cạnh, thực ích kỷ biết bao nhiêu. Giôn-xi nhận thức được cái suy nghĩ tệ hại của bản thân "muốn chết là một tội", cô lập tức phấn chấn, niềm khao khát sống lại đầy ắp trong cô gái trẻ tuổi, cô muốn ăn cháo, uống sữa pha rượu vang đỏ sau bao ngày không thiết tha gì. Tâm hồn thiếu nữ sống dậy với khao khát làm đẹp dung nhan khi nhờ Xiu đưa cho chiếc gương, và lòng quan tâm đến cuộc sống khi nhờ Xiu xếp gối xung quanh để xem chị nấu nướng. Không chỉ hồi sinh ham muốn sống sót mà ở cô còn tạo dựng lại cho mình tình yêu đối với nghệ thuật, thứ mà cô bỏ ngỏ kể từ khi bệnh tật, Giôn-xi mong muốn một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Đây có thể xem là một điểm nhấn đắt giá mà OHenri đã tạo ra trong quá trình hồi sinh nhân vật này, "một ngày nào đó" tức là một mốc ước định của tương lai, còn vịnh Na-plơ lại là một vịnh nổi tiếng nằm ở nước Ý xa xôi. Như vậy nhân vật Giôn-xi muốn vẽ nó tức là trong lòng cô đã có những khao khát sống còn mãnh liệt, cô muốn khỏi bệnh, muốn được sống đến khi có điều kiện đi đến đất nước xinh đẹp kia bằng đôi chân của mình để thực hiện ước mơ nghệ thuật của mình. Còn có sự hồi sinh nào tuyệt vời đối với người nghệ sĩ hơn là sự hồi sinh của tình yêu nghệ thuật nữa? Cuối cùng hai cô gái đã cùng nhau chiến thắng bệnh tật, Giôn-xi hồi phục và hí hoáy đan một chiếc khăn màu xanh vô dụng. Cùng lúc đó cô gái cũng nhận được tin tức về cái chết nhanh chóng của cụ Bơ-men, mà qua lời kể của Xiu thì hẳn cô cũng đã nhận ra lý do của sự ra đi đột ngột này là vì bản thân cô. Như vậy có thể nói rằng mạng sống của Giôn-xi đã được kéo lại nhờ tấm lòng nhân ái của cụ Bơ-men, sự chăm sóc của Xiu, sự kiên cường kỳ lạ của chiếc lá và cuối cùng chính là ý chí sống còn mạnh mẽ của chính bản thân cô. Hẳn rằng sau khi biết chuyện cụ Bơ-men, Giôn-xi sẽ càng trân quý mạng sống của mình hơn và không bao giờ còn cái suy nghĩ phó thác ngu ngốc như trước đó nữa.

Với nhân vật Giôn-xi, ban đầu hẳn nhiều độc giả cũng vừa thương vừa bực tức với cái suy nghĩ xuẩn ngốc của cô gái trẻ như cụ Bơ-men, nhưng sau đó người ta lại càng khâm phục hơn cái nghị lực sống còn, tấm lòng yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật được hồi sinh của cô gái trẻ. Câu chuyện của Giôn-xi chính là bài học đáng quý cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang chịu cảnh bế tắc, sinh tử mong manh rằng chỉ cần có nghị lực, có ý chí quyết tâm sống còn thì tạo hóa sẽ chẳng nỡ để chúng ta rời khỏi thế gian trong nuối tiếc, và hơn thế nữa xung quanh ta còn biết bao nhiêu con người nhân hậu, dũng cảm, sẵn lòng yêu thương chúng ta vô điều kiện chẳng hạn như cụ Bơ-men, chị Xiu.

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 3

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen ri là một truyện ngắn vô cùng thành công thể hiện tinh thần nhân văn cao của tác giả với những số phận nghèo khổ trong cuộc sống.

Nhân vật Giôn xi là một người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cô là một sinh viên trường mỹ thuật, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, sống cùng với người bạn của mình là Xiu. Một lần Giôn xi không may bị mưa, nên vướng bệnh phong hàn.

Giôn xi thật ra chỉ là một người mắc bệnh viêm phổi, đáng lý ra sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như được chạy chữa thuốc thang. Nhưng do gia cảnh khó khăn, nên không có tiền chạy chữa thuốc men, bệnh tình ngày một nặng hơn.

Giôn xi tuyệt vọng thường ngồi bên chiếc giường gần cửa số đếm những chiếc lá rơi. Giôn xi thường nghĩ nếu một ngày chiếc lá cuối cùng rơi mất thì cô cũng chết. Sự tuyệt vọng của Giôn xi đã tới tận cùng nên cô mới tin vào một điều vô lý như vậy, nương tựa tinh thần của mình vào những chiếc lá.

Nhà văn O' Henry đã gửi gắm tấm lòng nhân đạo của mình vào nhân vật Giôn xi. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm vô cùng xuất sắc.

Một xã hội với những người nghệ sĩ nghèo nhưng có tấm lòng vô cùng nhân đạo. Ông cụ già Bơ Men là một người yêu nghệ thuật ông thường mơ ước có thể sáng tác một tác phẩm để đời. Nhưng cuộc sống nghèo khổ đã khiến ông phải đi làm mẫu vẽ cho những nghệ sĩ mới vào nghề kiếm vào đồng tiền lẻ sống qua ngày.

Giôn xi và Xiu là người bạn cùng học một trường cùng thuê một phòng trọ. Từ này Giôn xi bị ốm Xiu đã chăm sóc bạn của mình vô cùng tốt. Nhưng Giôn xi đã mất đi tinh thần, mất hết đi tinh thần chống chọi lại với sự sống.

Nàng đã mất hết nghị lực chống chọi với cuộc sống, chỉ còn chờ đợi cái chết đến với mình, phó mặc sự sống của đời mình vào những chiếc lá, không gian trở nên vô cùng nhỏ bé, sự vật quá tĩnh lặng, trong đôi mắt, là sự tuyệt vọng, không có chút dấu hiệu nào của sự sống.

Chính thể trạng tinh thần, nghị lực yếu đuối, làm cho Giôn xi có những suy nghĩ lạ lùng, phó mặc thân mình cho những chiếc lá bi quan tuyệt vọng. Giôn xi luôn có cảm giác cái chết đang đến thật gần.

Bệnh của Giôn xi ngày càng nặng cô ít hy vọng sống lại được. Giôn xi bị ám ảnh bởi những chiếc lá đang lìa cành. Một ngày chỉ còn lại duy nhất một chiếc lá trên cành Giôn xi nghĩ rằng chỉ qua đêm nay thôi thì chiếc lá cuối cùng sẽ rụng mất và cô cũng như chiếc lá kia sẽ phải chết.

Nhưng hôm sau, qua một giấc ngủ dài mộng mị, Giôn xi đã tỉnh dậy và việc đầu tiên cô làm là mở cửa sổ, những chiếc lá kia vẫn còn trên cành, những ngày hôm sau chiếc lá vẫn vẹn nguyên. Việc chiếc lá cuối cùng dũng cảm chống chọi lại với cả một mùa đông lạnh giá mưa tuyết, khiến cho Giôn xi bắt đầu có tinh thần trở lại. Cô cũng bắt đầu hy vọng, mong mình sẽ khỏi bệnh, có thể đi khắp nơi và vẽ những bức tranh đẹp.

Nhưng chiếc kia vẫn tồn tại theo thời gian, rồi một ngày Giôn xi đã khỏi bệnh, chiếc lá tầm xuân vẫn còn đó. Theo thời gian Giôn xi đã khỏe lại. Một ngày cô có thể tới bên cạnh chiếc lá, cô nhìn chiếc lá dũng cảm đó một lần thật kỹ thì biết rằng đó chính là một bức tranh.

Sau khi, tìm hiểu Giôn xi biết được là bức tranh chiếc lá cuối cùng chính là do ông lão Bơ Men và ông ấy đã đứng suốt một đêm giữa mưa tuyết để vẽ bức tranh thành công, ngày hôm sau ông cụ Bơ Men khốn khổ đó đã qua đời.

Nhưng sự hy sinh đó của ông không hề uổng phí bởi tác phẩm là ông Bơ Men vẽ đã mang lại niềm tin, sự hồi sinh cho Giôn xi khiến cô có sức mạnh chiến thắng bệnh tật.

Nghệ thuật chân chính mang lại sự hồi sinh, cho con người đó chính là chân lý mà tác phẩm chiếc lá cuối cùng mang tới cho người đọc, thể hiện sự nhân văn nhân đạo của tác giả O Hen ri.

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 4

Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, nhận vật Giôn-xi đang ở trong tình huống ngặt nghèo: cô bị viêm phổi, nằm liệt giường. Bác sĩ nói: “Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hy vọng được một thôi”. Cô là một họa sĩ nghèo, không có tiền, chưa từng thành công trong sự nghiệp. Giôn-xi không có một sợi dây ràng buộc nào đáng kể với cuộc sống.

Cảnh ngộ ấy khiến Giôn-xi nhanh chóng rơi vào tuyệt vọng. Tất cả khát vọng, niềm tin và hi vọng của cô gần như đã tan biến hết. Thay vào đó là trạng thái buông xuôi, phó thác số phận cho thượng đế. Giôn-xi cảm thấy mình bất hạnh, bất lực trước bệnh tật, không tha thiết với cuộc sống, đó là tâm trạng chán nản của kẻ chờ đợi phút chia tay với cuộc đời.

Nhìn những chiếc lá thường xuân, Giôn-xi có những dự cảm mình sẽ chết. Đáng sợ hơn là Giôn-xi không cảm thấy luyến tiếc cuộc sống. Tâm hồn cô đã chuẩn bị sẵn sàng cho một chuyến đi xa, chỉ chờ cho chiếc lá thường xuân bé nhỏ đang quằn quại trong gió lạnh kia rụng xuống.

Sự sụp đổ về tinh thần của cô hoạ sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Cuộc sống của Giôn-xi giờ đây được ví như chiếc lá nhỏ nhoi, yếu ớt, mảnh mai kia. Và cuộc đấu tranh để bảo vệ cái cuộc sống nhỏ nhoi, yêu ớt ấy là một cuộc đấu tranh với sự chiến thắng tuyệt vời của tình người.

Cô bệnh nhân ấy “yên trí là mình không thể khỏi được” đã bình thản lạnh lùng làm vái việc nhìn qua cửa sổ trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Đối với Giôn-xi: chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời. Cuộc đời của cô, cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Một niềm tin định mệnh đớn đau. “Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn”.

Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng loại. Nghèo thường đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuối trong niềm tin, trong bản lĩnh. Trong cuộc sống tựa vai vào người khác như vậy, Giôn-xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác, cô đau khổ tự giầy vò vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình.

Niềm hi vọng ở đây duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá thường xuân vàng úa, mỏng manh, nhỏ nhoi đang quằn quại trong gió lạnh. Cuộc đời của cô sẽ chấm dứt khi chiếc lá cuối cùng đó lìa cành. Đây quả là một sự so sánh tuyệt vời rất phù hợp với kiểu tư duy hình tượng Đông phương. Cuộc đời được ví với những cái mảnh mai yếu ớt, để đổ, dễ vỡ, là ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió. Và cuộc đấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, để bảo vệ cái yếu ớt ấy là phẩm chất tuyệt vời của tình người.

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 5

O.Hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của ông người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. “Chiếc lá cuối cùng” trích trong tác phẩm cùng tên của O.Hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên.

“Chiếc lá cuối cùng” có thể xem là kiệt tác để đời của nhà văn Mỹ này, ông đã tái hiện thành công hiện thực xã hội Mỹ thời bấy giờ, có những con người cùng cực, nghèo khổ, ước mơ và khát vọng vẫn còn đó nhưng bị vùi dập. Tuy nhiên đọc những trang viết của ông người đọc nhận ra sự kiên cường, tinh thần bất diệt không chịu đầu hàng số phận, và cả những người chịu hi sinh bản thân mình vì ước mơ và sự sống của người khác. Đoạn trích cùng tên “chiếc lá cuối cùng” có thể xem là đã lột tả được hết những điều đó. Một đoạn trích giàu giá trị nhân văn và nghệ thuật, xứng là là tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc.

“Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng.

O.Hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vât, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này.

Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho XIu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Hình ảnh cô gái trẻ Giôn xi vì bệnh tật mà cự tuyệt tất cả, phó mặc cho số phận, nói đúng hơn là phó mặc cho những chiếc lá vô tri vô giác ở ngoài kia. Cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để đi nữa. Cô khiến người đọc trở nên xung đột với mình, cô có đáng trách không, hay cô đáng thương. Thực ra cô là cô gái có khát vọng nhưng vì hiện thực khắc nghiệt nên mới rơi vào tình trạng này. Cô vẫn luôn có ước mơ “được vẽ vịnh Na-Plo”.

O.Hen-ri khiến người đọc hồi hộp, chờ đợi tình huống truyện tiếp theo xảy ra như thế nào. Trên dây thường xuân chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng, chiếc lá ấy chính là niềm hi vọng cũng là sự tuyệt vọng của Giôn xi. Gion xi thất vọng “hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”. Nhưng có một tình huống bất ngờ xảy ra như một phép nhiệm màu. Đêm hôm ấy gió mưa tràn về nhưng kỳ lạ thay “chiếc lá vẫn còn đó”, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Giôn xi cảm thấy rất  khó hiểu nhưng cũng tràn đầy niềm tin. Hóa ra sau tất cả sự khắc nghiệt và khó khăn thì chiếc lá ấy vẫn còn.

Tình huống truyện đảo ngược ở cuối truyện thực sự đã khiến trái tim của một cô gái tuyệt vòng trở nên có niềm tin hơn. Nhưng sự thật tì chiếc lá cuối cùng bám lại trên tường ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ đã bất chấp thời tiết nắng mưa ấy làm một việc vô cùng nhân văn, tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ. Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đây chính là bức tranh cuối cùng, là kiệt tác trong cả một đời làm họa sĩ của cụ Bơ men. Không bất kỳ ai biết được sự thật đó, chỉ sau khi cụ Bơ men ra đi thì mọi người mới bừng tỉnh. Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ của mình thực sự cụ Bơ men đã có được kiệt tác để đời. Một kiệt tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn thấm đẫm tình người.

Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hi sinh bản thân mình để tạo tin yêu và hi vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng.

O.Hen-ri với cách xây dựng tình huống truyện ngược cùng cách khắc họa tâm lý nhân vật cực kỳ sâu sắc đã mang đến cho tác phẩm này một sức sống mãnh liệt nhất, đó là tình yêu thương người với người vô bờ bến.

“Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri thực sự là những trang viết ám ảnh với ngược đọc bởi tình nhân văn sâu sắc và tính nghệ thuật cực kỳ độc đáo. Với thông điệp “hãy yêu thương mọi người và không ngừng hi vọng vượt lên số phận” thì tác giả đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất.

Phân tích nhân vật Giôn-xi - Mẫu 6

O.Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O.Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.

Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chỉ vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.

Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.

Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, không hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chị còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×