Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).
a) Chuẩn bị (với bài Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm)
-Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Mẹ và qủa
- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
=> Hình ảnh mẹ và quả xuyên suốt bài thơ để thể hiện công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ, đồng thời tác giả thể hiện tình yêu thương, trân trọng người mẹ của mình.
=> Nghệ thuật đặc sắc:
+ Từ ngữ, hình ảnh: giản dị, gần gũi thân thuộc, đó là hình ảnh mặt trời, cây bầu cây bí, hình ảnh mẹ với những giọt mồ hôi…
+ Vần, nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 4/4…
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (quả non xanh để chỉ người con chưa làm được việc có ích cho đời), hoán dụ (tay mẹ mỏi để chỉ người mẹ già yếu), so sánh (bí bầu- giọt mồ hôi), đối lập (lặn- mọc; tay mẹ mỏi- quả non xanh)
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài thơ Mẹ và quả viết về vấn đề gì?
-> Bài thơ Mẹ và quả viết về vấn đề
+ Em thích câu, khổ, đoạn nào hay cả bài thơ?
-> Em thích câu còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
+ Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) trong bài thơ mang lại cho em cảm xúc?
-> Yếu tố mang lại cảm xúc cho em là hình ảnh thơ và nội dung bài thơ.
+ Yếu tố đó đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?
-> Cảm xúc: hiểu được sự hi sinh vất vả của người mẹ cũng như tấm lòng thơm thảo hiếu nghĩa của người con, qua đó em thương cha mẹ mình hơn, trân quý những tình cảm, hành động dù là nhỏ nhất mà cha mẹ dành cho mình.
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đoạn thơ hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
Thân đoạn
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về bài thơ hoặc một khổ thơ, hình ảnh hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.
Ví dụ, nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”: Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa; kết hợp với biện pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh" chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của chính mình (người con); hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ trước tuổi già của mẹ: mẹ già rồi mà mình vẫn dại dột, non xanh,...
Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai câu thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói hộ được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.
c) Viết
Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại cảm xúc của em một cách trung thực, tránh các câu chữ sáo rỗng.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo việc kiểm tra, chỉnh sửa các lỗi về viết đã nêu ở Bài 6, mục d (trang 15).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dàn ý Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả
Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đoạn thơ hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
Thân đoạn
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về bài thơ hoặc một khổ thơ, hình ảnh hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.
Ví dụ, nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”: Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa; kết hợp với biện pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh" chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của chính mình (người con); hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ trước tuổi già của mẹ: mẹ già rồi mà mình vẫn dại dột, non xanh,...
Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai câu thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói hộ được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 1)
Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Nhiều người khi đọc bài thơ này hẳn sẽ ấn tượng với hình ảnh cánh buồm, nhưng em lại ấn tượng với hình ảnh ánh nắng in lên vai hai cha con: "Ánh nắng chảy đầy vai". "Chảy" vốn là một từ được dùng cho chất lỏng, không phải cho ánh sáng. Vậy mà nhà thơ lại sử dụng nó để miêu tả sự chiếu sáng của ánh nắng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 2)
Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hoàng Trung Thông góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 3)
Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà "lũ chúng tôi" vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 4)
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 5)
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình trong cuộc sống. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 6)
Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà "lũ chúng tôi" vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 7)
Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình - người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả "lặn" rồi lại "mọc". Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là "được hái" thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 8)
Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 9)
Những cánh buồm căng đầy ước mơ xa bay của nhà thơ Hoàng Trung Thông:Hai cha con bước đi trên cát...Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thấm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bảo trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời imc ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ.
Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả (mẫu 10)
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |