Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hình ảnh mang tính biểu tượng: cái bãi bồi bên kia sông và nhân vật Liên

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
651
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2019 11:09:50
Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực vừa là nghĩa biểu tượng.
  • Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
  • Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, gợi tả ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhị đã ở vào những ngày cuối cùng.
  • Đứa con trai ham chơi gợi về suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống con người. - Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu hiện

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2019 11:10:36
Văn học nghệ thuật không bao giờ chấp nhận sự giản đơn, dễ dãi. Điều làm nên sức sống cho một tác phẩm chính là chiều sâu ý nghĩa ẩn chứa trong câu chữ, hình ảnh. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn luôn khiến người đọc phải suy ngẫm để khám phá các tầng, nghĩa ẩn chìm trong những hình ảnh mang tính biểu tượng. Đọc truyện ngắn Bến quê, ta không chỉ bị ám ảnh bởi hình ảnh nhân vật Nhĩ mà còn bị ám ảnh bởi các biểu tượng giàu ý nghĩa, một trong số đó là : hình tượng bãi bồi bên kia sông.
Biểu tượng là khái niệm được sử dụng nhiều trong đời sống. Với văn học, biểu tượng được hiểu “là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao, thể hiện tập trung tư tưởng của người nghệ sĩ”. Hình ảnh bãi bồi bên kia sông được tái hiện qua cái nhìn của Nhĩ – một con người đang ốm nặng, phải nằm trên giường. Có lẽ do được phóng chiếu qua lăng kính của một người đang khao khát sự sống, khao khát khám phá mà bờ bãi hiện lên thật đẹp : “Những tia nắng sớm mai đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
Trước hết, bãi bồi bên kia sông là biểu tượng cho vẻ đẹp của sự sống. Sự chan hoà của các sắc màu, từ màu lung linh của nắng đến màu vàng thau của đất, màu xanh non của cỏ cây… Đây thực sự là một thiên đường của sự sống. Thiên đường đó đối lập hoàn toàn với một người đang héo dần, chết dẩn như Nhĩ. Nói cách khác, bãi bồi bên kia sông chính là khát khao sống của nhân vật. Hơn thế, bãi bồi bên kia sông còn là nơi gắn liền với những gì thương yêu, thân quen nhất với Nhĩ. Liên – vợ anh “cũng như cánh bãi bổi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ vẹn nguyên những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa người nhìn và cảnh cũng tạo nên những ý nghĩa sâu sắc. Thiên đường sự sống đó không xa xôi mà ở ngay trước cửa sổ nhà Nhĩ. Tuy nhiên có một nghịch lí : “Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Bờ bãi bên kia sông Hồng như vậy còn là biểu tượng cho quê hương và những gì rất đỗi gần gũi, giản dị, thân thuộc. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vô tình bỏ qua những điều bình thường nhất mà không biết rằng đó chính là những điều quý giá nhất. Nhĩ cũng vậy, đến cuối đời anh mới nhận ra chân lí đó. Anh muốn chuộc lỗi, anh khát khao đặt chân đến miền đất hứa đó nhưng không thể. Do đó, anh đặt niềm tin, hi vọng vào đứa con trai, anh muốn đứa con sẽ thay anh đặt chân lên bờ bên kia của sông Hồng để chiêm ngưỡng, khám phá : “Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố”. Nhưng Tuấn đâu hiểu đó là một việc làm quan trọng. Làm sao cậu đã nhận biết được vẻ hấp dẫn của cái bãi bồi bên kia sông, cho nên cậu đi lừng khừng, chùng chình và “sà vào dám người chơi phá cờ thế”. Theo Nhĩ “chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng”. Bãi bồi bên kia sông trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp giản dị mà vĩnh cửu. Nó đối lập với bờ bên này mỗi ngày mỗi lở giống như cuộc đời con người mỗi ngày mỗi già đi và Nhĩ mỗi ngày lại càng tiến gần đến cái chết.
Hình ảnh bến quê mộc mạc, giản dị vậy nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu nó đã trở thành bến đời để mỗi người tìm về, tận hưởng cảm giác bình yên. Hình ảnh con đò sang sông là biểu tượng cho con người trên hành trình cập bến cuộc đời của mình. Giá trị đích thực của cuộc sống nằm ngay trong chính những cái rất đỗi thân quen như cái bến quê sau nhà.
Qua biểu tượng bãi bồi bên kia sông, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến người đọc bài học nhân sinh sâu sắc : hãy quý trọng những gì xung quanh chúng ta, hãy nâng niu, cảm nhận những điều bình thường, giản dị nhất. Đó thực sự là điều quý giá nhất của cuộc sống này. Sâu xa hơn, qua biểu tượng bãi bồi bên kia sông nhà văn muốn nhắn nhủ đến các nghệ sĩ : hãy khám phá, đi tìm cái đẹp ở xung quanh mình, đừng như Nhĩ suốt đời đi tìm kiếm vẻ đẹp phương xa mà quên mất vẻ đẹp chân chất của bến sông quê mình, để rồi phải hối tiếc. Nghệ thuật chân chính rất cần cái đẹp đích thực, cái đẹp gắn liền với cuộc đời, vì con người.
Bến quê là một biểu tượng giản dị nhưng có sức thức tỉnh lớn lao, khiến mỗi người đọc đều phải “giật mình” thức nhận lại chính mình. Đây thực sự là một bến quê mang chiều sâu ý nghĩa và đầy sức ám ảnh…
Người viết đã phân tích và làm nổi bật những tầng nghĩa chính của biểu tượng. Thứ nhất “bãi bờ bên kia sông là biểu tượng cho vẻ đẹp của sự sống. Sự chan hòa của các sắc màu, từ màu lung linh của nắng đến màu vàng thau của đất, màu xanh non của cỏ cây… Đây thực sự là một thiên đường của sự sống. Thiên đường đó đối lập hoàn toàn với một người đang héo dần, chết dần như Nhĩ”. Thứ hai “Bờ bãi bên kia sông Hồng như vậy còn biểu tượng cho chính quê hương, cho những gì rất đỗi gần gũi, giản dị, thân thuộc. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vô tình bỏ qua những điều bình thường nhất mà không biết rằng đó chính là những điền quý giá nhất. Nhĩ cũng vậy, đến cuối đời anh mới nhận ra chân lí đó ”.
Văn phong mạch lạc, lập luận sắc bén và có những đánh giá nhận định sâu sắc : “Hình ảnh bến quê mộc mạc, giản dị vậy nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu nó đã trở thành bến đời để mỗi người tìm về, tận hưởng cảm giác bình yên. Hình ảnh con đò sang sông là biểu tượng cho con người trên hành trình cập bến cuộc đời. Giá trị đích thực của cuộc sống nằm ngay trong chính những cái rất đỗi thân quen như cái bến quê sau nhà”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×