Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ văn bản và những hiểu biết thực tế, hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ về hoc đi đôi với hành

Bài "Bàn luận về phép học"
Câu 1: từ văn bản và những hiểu biết thực tế, hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ về :
- hoc đi đôi vs hành
- lối học hình thức cầu danh lợi
đoạn trính "Thuế máu"
Câu 1: Cảm nhận về giá trị của hòa bình.
Câu 2: Cảm nhận về hậu quả của chiến tranh.
Bài "Đi bộ ngao du"
Câu 1: Đi bộ có thể coi là 1 hình thức rèn luyện thể thao. Hãy viết 1 bài nghị luận xã hội về thể thao.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
332
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
21/04/2019 07:27:06
C1a:
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.
Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…
Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thanh Y Dao
21/04/2019 07:28:58
Câu 1: Đi bộ có thể coi là 1 hình thức rèn luyện thể thao. Hãy viết 1 bài nghị luận xã hội về thể thao.
Bài làm:
​Trong cuộc sống con người chúng ta thường gặp những áp lực trong công việc học tập, khiến cho tinh thần mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Những lúc như vậy việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta có thể sức khỏe để tiếp tục công việc của mình tốt hơn. Chúng ta có thể minh mẫn để giải một bài toán khó nhanh hơn nhờ có tinh thần và thể lực tốt.
Đầu tiên, thể dục thể thao chính là hình thức để con người chúng ta giải trí, thư giãn gân cốt sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng mệt mỏi. Đây là giây phút chúng ta để cho đầu óc của mình được nghỉ ngơi cùng bạn bè, người thân, cùng nhau hòa mình vào một trận bóng đá, hoặc trận cầu lông bóng bàn…Cùng tạo ra những tiếng cười sảng khoái, thú vị.
Trong lúc thi đấu chúng ta có thể hiện hơn về bạn bè người thân của mình, tạo ra sự gắn bó, liên kết trong các mối quan hệ. Tạo ra tinh thần đồng đội cao cùng nhau hướng tới một mục đích chung.
Để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi tiếp thêm nguồn lực cho cuộc sống con người cần vận động hoạt động thể dục thể thao. Bởi nó chính là phương pháp rèn luyện sức khỏe vô cùng hiệu quả, có sức khỏe là có tất cả không sức khỏe là không có gì.Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất với một con người. Chúng ta muốn thành công, muốn thể hiện vị trí của mình trong cuộc sống, thì phải có sức khỏe đầu tiên, bởi có sức khỏe tốt chúng ta mới nỗ lực suy nghĩ, phấn đấu lao động tạo ra những thành tựu riêng cho mình trong cuộc sống. Nếu chúng ta yếu ớt suốt ngày nằm một chỗ thì có ước mơ trời biển gì cũng không thực hiện được.
Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đầu tiên chúng ta được thư giãn tinh thần sảng khoái. Tạo tính đồng đội, tạo ra các mối quan hệ xã hội gắn bó, giúp chúng ta xua tan những giờ phút căng thẳng mệt mỏi.
Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn làm chúng ta có thêm sức khỏe, khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta sẽ có sinh lực, ý chí để nghĩ ra nhiều thứ sáng tạo, ý tưởng giúp chúng ta thực hiện giấc mơ của mình. Khi có sức khỏe chúng ta có thể học tập tốt hơn minh mẫn, thông minh hơn.
Thể dục thể thao làm tăng cường cơ bắp, tăng cường chiều cao… tạo nên một vóc dáng khỏe mạnh, đẹp mắt khiến chúng ta trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn, khiến chúng ta tự tin hơn với hình thể của mình trong cuộc sống, giúp lưu thông máu tốt hơn tránh được nhiều bệnh tật thường gặp ở người trung niên, cao tuổi như mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp…
Có rất nhiều hình thức để chúng ta có thể hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đá bóng, đánh cầu, tập Gym…tùy theo độ tuổi mà chọn lựa những môn thể dục thể thao phù hợp với mình.
Muốn đạt hiệu quả tốt chúng ta nên kiên trì luyện tập, và nhẫn nại trong thời gian dài sẽ có kết quả như mong muốn không nên tập luyện theo kiểu ngẫu hứng lúc có lúc không, sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
0
0
Thanh Y Dao
21/04/2019 07:29:58
Câu 2: Cảm nhận về hậu quả của chiến tranh
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết...
Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ.
Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
0
0
Thanh Y Dao
21/04/2019 07:32:33
Câu 1: Cảm nhận về giá trị của hòa bình.
Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.
Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.
Hòa Bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.
Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.
Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống xung túc và đủ đầy.
Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như 2 quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang và chết chóc.
Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tôi ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.
Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.
Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình.
Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư