Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Phân tích các hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai câu thơ kết; từ đó trình bày cảm nhận về thông điệp của tác giả.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hai câu thơ kết có những hình ảnh mang tính biểu tượng như: người tráng sĩ “đầu đã bạc”, “mài gươm Long Tuyền dưới trăng”,...
- Hình ảnh đầu bạc là dấu ấn của thời gian trên hình hài con người, gợi những suy tư, trăn trở về sự hữu hạn của đời người. Hình ảnh người tráng sĩ mang gươm báu mài dưới bóng trăng là biểu tượng cho khí phách và khát vọng của người anh hùng – bền gan, vững chí vượt lên thực tại nghiệt ngã và sẵn sàng “chọi lại” với thời gian.
- Những hình ảnh mang tính biểu tượng ở hai câu kết ẩn chứa nhiều thông điệp. Đó là nỗi niềm cay đắng, đau khổ, phẫn uất của người anh hùng hiến dâng trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp cứu nước; có đủ tài trí, bản lĩnh, từng vượt qua bao thử thách, gian nguy mà đến khi đầu đã bạc nghiệp lớn vẫn chưa thành. Đó còn là hùng tâm, tráng chí của người tráng sĩ dẫu lỡ thời, thất thế nhưng chưa bao giờ từ bỏ khát vọng lớn lao, cao cả. Bất chấp hoàn cảnh – tình thế bi kịch và trạng thái “sức tàn, lực kiệt” khi thời gian của đời người đã cạn, người tráng sĩ ấy vẫn không chấp nhận buông xuôi, không sờn lòng, nản chí. Hình ảnh người anh hùng đầu bạc mài gươm dưới trăng toát lên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |