Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập 2. Đọc lại bài thơ Tây Tiến trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 44 – 46) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm gì? Chọn phân tích một đặc điểm gây ấn tượng với bạn.

Bài tập 2. Đọc lại bài thơ Tây Tiến trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 44 – 46) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm gì? Chọn phân tích một đặc điểm gây ấn tượng với bạn.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16
0
0
Trần Đan Phương
13/09 07:33:33

- Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm:

+ Bức tranh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng với những khoảng không gian đầy sương khói của miền sơn cước: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”; những thung lũng trải rộng sau màn mưa “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”;...

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở với những đèo dốc, núi non trập trùng, cao ngất: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”...

+ Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn với khung cảnh rừng già “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hoá mang lại ấn tượng về một vùng rừng núi hoang vu – nơi thiên nhiên hoang dã ngự trị và chiếm vai trò chúa tể. Địa danh Mường Hịch càng làm tăng thêm cảm giác rờn rợn về một đêm rừng bí ẩn có tiếng chân thú dữ rình rập đâu đây.

- Phân tích: Vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc được tái hiện trong hai câu thơ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Điệp từ “dốc” và cách ngắt nhịp của câu thơ đầu gợi hình ảnh những con dốc nối tiếp nhau, chồng chất lên cao mãi. Những từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm”, “heo hút”,... khiến người đọc tưởng như có thể nhìn thấy những con đường quanh co, gập ghềnh, những đỉnh đèo hoang vắng khuất cả vào mây trời. Hai vế của câu thơ tạo thành một đường gấp khúc mang dáng núi. Những câu thơ gồm nhiều thanh trắc không chỉ diễn tả cái gập ghềnh, hiểm trở của đèo dốc mà gợi cả nỗi nhọc nhằn của đoàn người đang vượt qua đèo, dốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×