Hình tượng non, nước gợi cảnh ngộ và những nỗi niềm tâm sự gì của lứa đôi?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hình tượng non và nước trong bài thơ được miêu tả chủ yếu bằng các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ. Qua đó, tác giả gợi ra cảnh ngộ chia li, xa cách và những nỗi niềm tâm sự của lứa đôi:
– Nỗi buồn chia li, xa cách và niềm đợi chờ, trông ngóng thiết tha:
+ Đôi lứa yêu thương, gắn bó bằng lời thề sâu nặng, thiêng liêng nhưng phải chia li, cách biệt: một người đi chưa về (“Nước đi, đi mãi, không về cùng non “Nước đi chưa lại, non còn đứng không”); một người mỏi mòn trong đằng đẳng đợi chờ, trông ngóng (“Non cao những ngóng cùng trông,/ Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày”).
+ Nỗi buồn chia li, nỗi nhớ thương khiến người ở lại hình hài tiều tuỵ, nhan sắc tàn phai (“Xương mai một nắm hao gầy,/ Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương”; “Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha”).
– Khát khao sum vầy, đoàn tụ và niềm tin vào tình yêu thuỷ chung, son sắt:
+ Người ở lại một lòng mong nhớ, đợi chờ với niềm tin vào tình yêu (“Non thời nhớ nước, nước mà quên non.”) và lời thề thiêng liêng, sâu nặng (“Dù cho sông cạn đá mòn,/ Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa”)....
+ Người ra đi đồng cảm, thấu hiểu tâm tình của người ở lại; khẳng định tình cảm gắn bó sâu nặng, thuỷ chung (“Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”; “Nước non hội ngộ còn luôn”); an ủi người ở lại (“Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui”);...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |