Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi: Không phải lúc nào cũng bão Bão tan. Trời lại biếc xanh Chỉ thương bóng cây son trẻ Vẫn mang bão táp trong mình Thân cây sao mà mềm mại Lá cây sao vẫn mượt mà Mỗi năm hàng trăm trận bão Trên mình cây, đã đi qua... Chiều nay tôi đứng trước cây Lòng nghĩ về người chiến sĩ Dáng cây sao mà dẻo dai Vóc người sao mà bền bỉ Tôi ngước nhìn lên ngọn cây Lại thấy chòi quan sát đảo Bóng chàng ...

Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:

Không phải lúc nào cũng bão

Bão tan. Trời lại biếc xanh

Chỉ thương bóng cây son trẻ

Vẫn mang bão táp trong mình

Thân cây sao mà mềm mại

Lá cây sao vẫn mượt mà

Mỗi năm hàng trăm trận bão

Trên mình cây,

đã đi qua...

Chiều nay tôi đứng trước cây

Lòng nghĩ về người chiến sĩ

Dáng cây sao mà dẻo dai

Vóc người sao mà bền bỉ

Tôi ngước nhìn lên ngọn cây

Lại thấy chòi quan sát đảo

Bóng chàng lính trẻ hiên ngang

In lên màu mây mang bão...

(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)

Hình ảnh cây phong ba trên đảo Nam Yết được khắc hoạ như thế nào trong hai khổ thơ đầu? Tình cảm của tác giả đối với cây ra sao?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
40
0
0

– Hình ảnh cây phong ba được nhà thơ khắc hoạ trong hai khổ thơ đầu:

+ Hình ảnh cây phong ba được khắc hoạ trong điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thất thường trên đảo Nam Yết. Do đặc điểm thời tiết, trên mình cây mang dấu vết của hàng trăm trận bão – vì thế, cây được các chiến sĩ trên đảo đặt tên là phong ba (phong là gió, ba là sóng). Tuy nhiên, cây vẫn hiện lên với những nét đẹp: bóng cây son trẻ, thân cây mềm mại, lá cây mượt mà, dáng cây dẻo dai.

+ Để khắc hoạ hình ảnh cây phong ba, nhà thơ sử dụng các từ láy mềm mại, mượt mà làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển với những đường nét cong tự nhiên của thân cây và những lá cây bóng láng, xanh dịu như nhung, đối lập với khí hậu khắc nghiệt trên đảo Nam Yết. Điệp ngữ (sao mà, sao vẫn) thể hiện thái độ ngưỡng mộ của nhà thơ trước vẻ đẹp của cây. Cách ngắt nhịp đặc biệt 3/3 ở câu thơ cuối khổ 2 nhấn mạnh những “bão táp” mà cây phải hứng chịu. Từ đó, nhà thơ làm nổi bật sức sống dẻo dai, bền bỉ của cây phong ba.

– Qua các từ ngữ chỉ thương, sao mà, sao vẫn và cách miêu tả hình ảnh cây, nhà thơ bộc lộ tình cảm thương mến, trân trọng, thán phục sức sống mãnh liệt của những cây phong ba trên đảo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×