LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi: Ở giữa cánh đồng của mẹ trong chiếc nôi màu thiên thanh Mơ mơ cánh đồng thơ ấu không không không cả bóng người không bước chân ngày ngây dại cậu bé bây giờ về nơi? Em đấy, em cười, thôn nữ chào ta như thể quen rồi chốn này đâu là ta nữa cánh đồng cậu bé ấy thôi! Kia đôi nhân tình gần khuất kia chiếc cầu cong thảnh thơi kia những hàng cây thân trắng kia toà nhà cổ im lời Đấy cánh đồng ngày thơ ấu ta chỉ như là ...

Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi:

Ở giữa cánh đồng của mẹ

trong chiếc nôi màu thiên thanh

Mơ mơ cánh đồng thơ ấu

không không không cả bóng người

không bước chân ngày ngây dại

cậu bé bây giờ về nơi?

Em đấy, em cười, thôn nữ

chào ta như thể quen rồi

chốn này đâu là ta nữa

cánh đồng cậu bé ấy thôi!

Kia đôi nhân tình gần khuất

kia chiếc cầu cong thảnh thơi

kia những hàng cây thân trắng

kia toà nhà cổ im lời

Đấy cánh đồng ngày thơ ấu

ta chỉ như là khách thôi

tất cả kia là cậu bé

chìm trong mờ ảo sắc trời

(Thơ Dương Kiều Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 33)

Nêu những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư. Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
42
0
0
Bạch Tuyết
13/09 07:44:39

- Những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư là:

+ Trở về tìm lại cánh đồng thơ ấu, “ta” gặp cô thôn nữ thân thiện, tươi cười, vồn vã chào như thể đã quen biết. Nhưng “ta” lại cảm thấy xa lạ bởi “ta” không còn là cậu bé ngày xưa. Sau những năm tháng “theo dòng đời”, “phiêu bạt nơi phồn hoa” (Phó Đức Phương, Về quê), “ta” đã trưởng thành, đổi khác, không còn thuộc về nơi này – nơi của những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, chân chất. Nhịp 2/2/2 của câu thơ “Em đấy, em cười, thôn nữ” diễn tả tâm trạng bối rối khi gặp người con gái vừa lạ vừa quen của “ta”.

+ “Ta” cũng ngậm ngùi khi nhận thấy tình yêu trong sáng thuở nào đã lùi xa, mờ dần trong kí ức (Kia đôi nhân tình gần khuất), chỉ còn lại những hình ảnh ghi dấu tình yêu ban đầu như những chứng nhân lặng lẽ (chiếc cầu cong, hàng cây thân trắng, toà nhà cổ).

- Trong khổ thơ thứ tư, biện pháp tu từ điệp ngữ (kia) kết hợp liệt kê, nhân hoá (chiếc cầu cong thảnh thơi, toà nhà cổ im lời) gợi lên biết bao hình ảnh gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên, khiến cho ranh giới giữa hiện tại và quá khứ, thực và ảo, hiện hữu và kí ức dường như bị xoá nhoà. Người và cảnh như vẫn còn đây mà cũng như đã xa rồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư