Đọc lại văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trong SGK (tr. 110 – 112) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sơ đồ hoá cách trình bày thông tin của văn bản và cho biết: Cách trình bày thông tin ở đây có phù hợp với những điều đã khái quát ở mục Cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin thuộc phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 90) của bài học hay không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được tạo lập theo đúng mô hình chung của loại văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử. Khi nêu thông tin về quyết định của Uỷ ban Di sản Thế giới, người viết đồng thời đã đưa đến cái nhìn tổng quan về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, qua việc nói rõ khu di tích này đã đáp ứng được tiêu chí xếp hạng nào. Đoạn giữa và là phần chính của văn bản cung cấp thông tin cụ thể hơn về các bộ phận cấu thành của khu di tích, có kết hợp nêu tình trạng thực tế và lịch sử hình thành của từng đối tượng vốn có quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
- Khi trả lời ý hỏi “Vì sao?”, cần nhận thức được: Mọi khái quát về cách trình bày, triển khai văn bản thông tin đều phải dựa trên thực tế tồn tại của thế giới văn bản, vì vậy, sự phù hợp giữa những khái quát này với mỗi văn bản cụ thể là điều tất yếu, dễ thấy. Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng đối tượng quy định, văn bản nào cũng phải có sáng tạo riêng trong cách trình bày, triển khai thông tin. Ở mức độ nhất định, những sáng tạo riêng ấy có thể vượt ra ngoài phạm vi khái quát của phần Tri thức ngữ văn về cấu trúc chung của các kiểu, loại văn bản.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |