(Câu hỏi 4, SGK) Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nếu bốn dòng thơ đầu miêu tả cảnh đẹp mùa xuân với màu sắc của ánh nắng buổi sáng, với cỏ non xanh và hoa lê thanh khiết, tươi trẻ, thể hiện sự rộn ràng trong lòng người thì thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu dòng thơ cuối đã khác: Cảnh vật buổi chiều sắc màu như đã nhạt đi, chỉ còn những đường nét mơ hồ, không còn sự rộn ràng, tươi trẻ, háo hức như buổi sớm, dường như đang báo hiệu một điều gì đó sẽ đến. Điều này phù hợp với tâm trạng con người sau một ngày dạo chơi vui vẻ, thấm mệt.
- Ngôn từ được sử dụng trong sáu dòng thơ cuối có mức độ giảm nhẹ, vừa diễn tả nét trầm của cảnh vật, vừa như thể hiện tâm trạng có phần mệt mỏi xen lẫn lo lắng của con người (“tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”).
Điều đó cho thấy cảnh vật và tâm trạng con người trong tác phẩm của Nguyễn Du luôn vận động và được thể hiện sinh động chứ không tĩnh tại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |