(Câu hỏi 3, SGK, trang 119) Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây:
Văn học | Bối cảnh lịch sử | Tình hình văn học | |||
Khái quát chung | Nội dung | Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại) | Tác phẩm, tác giả tiêu biểu | ||
Thế kỉ X-XVII | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ |
Thế kỉ XVIII-XIX | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ | ✩✩✩ |
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn học | Bối cảnh Lịch sử | Tình hình văn học | |||
Khái quát chung | Nội dung | Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại) | Tác phẩm, tác giả tiêu biểu | ||
Thế kỉ X-XVII | - Đất nước giành quyền độc lập tự chủ. - Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. - Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành – phát triển – đạt đỉnh cao cực thịnh (cuối thế kỉ XV) | - Xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. - Văn học viết gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. | - Từ thế kỉ X – XV: nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng; ngợi ca vương triều phong kiến. - Từ thế kỉ XVI: phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức. | - Về ngôn ngữ: từ sử dụng chữ Hán đến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm. - Về thể loại: từ những thể loại tiếp thu đến sử dụng thể loại tiếp thu, thể loại dân tộc hóa và thể loại nội sinh. | Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi),… |
Thế kỉ XVIII- XX | - Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. - Chế độ phong kiến suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. | - Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. | - Từ đầu thế kì XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. - Văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng. - Bên cạnh giá trị nhân đạo. văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc. | - Về ngôn ngữ: Sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp. Cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn. - Về thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. | Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch thơ chữ Nôm hiện chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,… |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |