Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài. (Thay hình)
a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.
b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?
c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(Thay hình)
+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm A. Từ điểm A kẻ đường vuông góc với trục quãng đường cắt tại vị trí 50 km. Vậy quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu là 50 km.
Tốc độ xe A trong 1 giờ đầu: v1=s1t1=501=50 km/h .
+ Tại vị trí 2 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm C. Từ điểm C kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 70 km. Vậy quãng đường xe A đi trong giờ thứ 2 tương ứng với đoạn đồ thị AC là s = 70 – 50 = 20 km.
Tốc độ xe A đi được trong giờ thứ 2 là:v2=s2t2=201=20km/h .
Như vậy, ta thấy tốc độ xe A đi trong 1 giờ đầu lớn hơn tốc độ xe A đi trong giờ thứ 2 là: v1 – v2 = 50 – 20 = 30 km/h.
Vậy tốc độ xe A giảm 30 km/h trong giờ thứ 2 của chuyến đi.
+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu xanh (đồ thị của xe B) tại điểm B. Từ điểm B kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 25 km. Vậy quãng đường xe B đi được trong 1 h đầu tiên là 25 km.
Tốc độ xe B đi được trong 1 h đầu tiên là:vB=st=251=25 km/h .
Khi đó nên xe B chuyển động chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |