Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâuÔi những dòng sông bắt nước từ đâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.121-122)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về trách nhiệm giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gợi lên trong đoạn trích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về trách nhiệm giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gợi lên trong đoạn trích.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn trích trong đề.*Cảm nhận đoạn thơ:
- Đoạn thơ là cảm nhận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm về việc Nhân dân đã tích cực sáng tạo và lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của Đất Nước. Nhân dân đã sáng tạo và lưu truyền ngọn lửa văn hóa qua các thế hệ. Và để rồi đem đến một khẳng định đầy thuyết phục Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân:
+ Giữ lửa và giống lúa là giữ sự sống còn của cộng đồng, giữ nền văn minh cho dân tộc:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi.
Hạt lúa tuy bé nhỏ bình thường nhưng đã kết tinh sức lực, tâm huyết, trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người. Ai đã là người tìm ra cây lúa giữa hàng ngàn loài cây hoang dại khác? Và ai đã tìm ra cách xay, giã, giần, sàng biến hạt lúa kia thành hạt gạo trắng ngần →Nhân dân còn giữ gìn và truyền cho ta ngọn lửa.
+ Song có lẽ công lao vĩ đại nhất của Nhân dân chính là việc gìn giữ và bảo tồn tiếng mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc: Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói. Cha mẹ là người dạy con mình bập bẹ tiếng nói đầu tiên. Bằng công việc tưởng chừng như chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã gìn giữ tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Họ gìn giữ và lưu truyền cả tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc:
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
→Khi khai hoang những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên vai những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng, tên xã để đặt tên cho vùng đất mới.
+ Bằng sức mạnh của tình yêu Đất Nước, Nhân dân còn kiến tạo nên những kì quan cho Đất Nước: Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.
→Câu thơ đã tái hiện lại bao thế hệ bằng trí tuệ, mồ hôi, công sức đã làm nên những dải đê điều, mương máng, kênh rạch. Họ đã dẫn nước về xóm làng, ruộng đồng, bờ bãi để tưới tiêu trồng trọt cho người sau trồng cây hái trái.
+ Nhân dân còn truyền lại cho con cháu tinh thần đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ sự bình yên cho Đất Nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
→Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để Đất Nước luôn hòa bình, thống nhất. Họ chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào.
+ Cảm hứng thơ dồn dập dâng trào đỉnh điểm đã đi đến chân lí khái quát:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
->Câu thơ trên đã kết tinh và hội tụ tư tưởng toàn bài. Dòng thơ có 6 /9 chữ được viết hoa đủ thấy thái độ trân trọng của nhà thơ. Nói Đất Nước của ca dao thần thoại cũng chính là nói đến Đất Nước của Nhân dân, là để nhấn mạnh, khắc sâu nguồn gốc nhân dân, cội nguồn Đất Nước.
- Nhân dân làm nên những truyền thống tốt đẹp của đạo đức dân tộc :
+ Đó là thái độ yêu thương, quý trọng tình nghĩa, kiên trì nhẫn nại, lạc quan yêu đời :
Dạy anh biết yêu em từ thưở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
+ Nhân dân dạy ta biết trong tình yêu thì phải lãng mạn, đắm say, thủy chung.
+ Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc quý trọng công sức lao động: Biết quý công cầm vàng ...
→Bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng có sức gợi mở vô cùng, hàng loạt câu ca dao được đánh thức và ăm ắp ùa về.
+ Nhân dân còn dạy ta biết phòng bị, kiên trì, lạc quan trong chiến đấu:
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâuHai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng chiến giữ nước trường kì của Nhân dân.
+ Đó còn là trách nhiệm lưu giữ sự phong phú, giàu có của văn hóa dân tộc: Vẻ đẹp thơ mộng của non sông Đất Nước như được kết đọng trong những câu dân ca, nhất là những câu ca sông nước, của núi sông rất nên thơ. Nước ta lại là nước có nhiều sông. Mỗi dòng sông trước khi vào nước mình chỉ đơn thuần là bắt nước, còn khi vào đến nước mình thì dòng sông ấy đã bắt lên câu hát, đó là những điệu hò hùng tráng trên sông Mã, ca Huế ngọt ngào trên sông Hương và điệu hò kéo lưới mạnh mẽ ở miền trung, hay đờn ca tài tử tha thiết ở Nam bộ.
- Đánh giá:
+ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, chính luận. Đất nước hiện lên qua ngòi bút của nhà thơ một cách bình dị qua sự tiếp nối kế thừa giữa các thế hệ.
+ Đoạn trích thơ đã cho thấy công lao của Nhân dân trong việc sáng tạo và lưu truyền những giá trị văn hóa của Đất Nước. Đồng thời khơi gợi lên tinh thần trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc.
+ Giọng thơ tâm tình như nhắn nhủ, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.*Nhận xét về trách nhiệm giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gợi lên trong đoạn trích.
+ Qua đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy được sự gắn kết giữa bản thân mỗi người với Đất Nước. Giữa thế hệ trước với thế hệ sau.
+ Mỗi người dân cần phải có trách nhiệm và phát huy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ đều có sự gắn bó mật thiết với nhau để làm nên truyền thống dân tộc. Ở mỗi thời điểm, thanh niên cần có cách gắn bó, lưu truyền những truyền thống văn hóa của dân tộc một cách tốt nhất.d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |