- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.109)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về ân tình sâu nặng của người cán bộ và người dân Việt Bắc được thể hiện trong đoạn thơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn thơ; nhận xét về ân tình sâu nặng của người cán bộ và người dân Việt Bắc được thể hiện trong đoạn thơ. | 0,5 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |
*Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ trong đề. | 0,5 |
*Cảm nhận đoạn thơ: - Mở đầu đoạn thơ là tình cảm gắn bó của người dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong không khí bịn rịn của buổi chia tay được gợi lên bằng lời khơi gợi đầy nhớ thương của người ở lại: - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? + Mình – ta lối xưng hô quen thuộc gần gũi trong ca dao, dân ca gợi bao tình thương gắn bó: mình với ta tuy hai mà một hay Mình về ta chẳng cho về/ Ta níu vạt áo ta đề câu thơ. Mình là người ra đi – người cán bộ kháng chiến phải rời xa chiến khu Việt Bắc để về xuôi; ta là người ở lại – nhân dân Việt Bắc + Điệp khúc mình về mình có nhớ vừa là lời hỏi vừa là lời nhắc nhở đầy thương mến để rồi sống dậy cả không gian, thời gian của kỷ niệm. + Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng tưởng như thời gian riêng tư của tình yêu đằm thắm nhưng đó là thời gian kháng chiến, thời gian kể từ ngày xây dựng căn cứ cách mạng. Mười lăm năm ấy... câu thơ chất chứa bao kỷ niệm sâu đậm mà chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu. Mười lăm năm phải chăng là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật cho đến ngày chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ thắng lợi vang dội. Khoảng thời gian ấy tuy dài nhưng rồi cũng đã trôi qua thật nhanh. Song, sức âm vang của nó thì có lẽ đến nghìn năm sau. + Từ láy biểu cảm thiết tha và tính từ mặn nồng khiến chúng ta liên tưởng đến những cung bậc tình cảm mặn mà nồng nàn da diết lứa đôi quấn quýt, chẳng thể rời xa. +Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? câu thơ gợi nhớ không gian núi rừng. Cách diễn đạt, cách liên tưởng rất hồn nhiên, chân thật của người miền núi thể hiện quy luật của tình cảm - hướng về cội nguồn, hướng về quê hương của cách mạng. Đó là núi rừng Việt Bắc. → Âm hưởng nhẹ nhàng của khúc lục bát ngọt ngào, êm ái – chính là khúc dạo đầu của bản nhạc chia ly. - Bốn câu thơ tiếp là khung cảnh chia ly đầy bịn rịn, quyến luyến giữa người đi, kẻ ở: - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... + Không gian chia li: đơn sơ, lặng lẽ với hình ảnh chiếc áo chàm mộc mạc quen thuộc gần gũi với con người Việt Bắc mà tình cảm thì biết bao nồng đượm. Đó cũng là nghệ thuật hoán dụ tinh tế và giàu sức biểu cảm. Người ra đi lắng nghe và thấu hiểu tiếng lòng tha thiết của người ở lại, nên lòng cũng đầy bâng khuâng, xao xuyến khiến bước chân trở lên bồn chồn như ngập ngừng, bối rối... + Hàng loạt từ láy diễn tả tâm trạng tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn đã choáng đầy bốn câu thơ miêu tả cuộc chia ly. + Nhịp thơ lục bát vốn đều đặn, nhịp nhàng đến đây bỗng đổi nhịp 4/4 sang 3/3/2 như chính con tim không thể đập đều đặn trong giờ phút được thoáng ngừng, lặng yên đầy sâu lắng ấy của người ra đi và kẻ ở lại. - Đánh giá: Với ngôn ngữ bình dị, nhiều từ láy, những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: đối lập, hoán dụ, liệt kê, câu hỏi tu từ; giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, da diết; đoạn thơ thể hiện niềm tự hào về nhân dân, về quê hương Việt Bắc đã hết lòng với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của nhà thơ Tố Hữu. | 2,5 |
* Nhận xét về ân tình sâu nặng của người cán bộ và người dân Việt Bắc được thể hiện trong đoạn thơ. - Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được biết bao ý nghĩa về tình cảm gắn bó của quân và dân ta. Chúng ta thấy được tình cảm thuỷ chung son sắt, sự gắn bó, ân tình sâu nặng giữa người đi - người ở. Một buổi chia tay của người dân với chiến sĩ cách mạng đã được Tố Hữu diễn đạt đầy cảm xúc, nổi bật lên tình nghĩa thuỷ chung, ân tình của những con người nơi chiến khu Việt Bắc. - Qua đoạn thơ này chúng ta đã hiểu được tình cảm, sự yêu thương mà người Việt Bắc với những người chiến sĩ cách mạng dành cho nhau. Tình cảm ấy không phải là sự hoa mĩ, tô vẽ mà là tất cả những gì thiêng liêng chân thành xuất phát từ trái tim đầy yêu thương. Chính điều đó đã góp phần làm nên giá trị sâu sắc cho bài thơ, khiến Việt Bắc trở thành một bản tình ca thấm đượm ân tình đồng thời làm nên tính dân tộc đậm đà khiến thi phẩm sống mãi trong lòng bạn đọc. | 0,5 |
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |