Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ chan chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình.
Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây
a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.
b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:
- Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.
- Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
* Kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.
* Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
* Phân tích đặc điểm nhân vật
- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
* Viết văn bản tường trình.
- Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng).
- Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải).
- Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghỉ ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc…
- Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình sau cụm từ Kính gửi.
- Nếu thông tin về người viết tường trình (họ và tên, chức danh; chức vụ, đơn vị học tập, công tác;…), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là… hoặc Tôi là…
- Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm. - Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lý vụ việc.
- Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ, tên.
Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí, không viết sát mép giấy bên trái, bên phải, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ giấy A4; phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, …
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |