Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Anh T và chị V là bạn học thời phổ thông, hai người chính thức yêu nhau khi cùng vào học đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống với sự chứng kiến của hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè.
Trường hợp 2. Sau biến cố của gia đình, chị P bị trầm cảm phải nghỉ việc để điều trị. Anh K là người yêu đã quyết định cùng chị P đi đăng kí kết hôn để có thể chính thức chăm sóc chị với tư cách là vợ chồng, còn đám cưới sẽ hoãn lại sau khi chị khỏi bệnh. Gia đình anh K kiên quyết phản đối vì cho rằng chị P bị bệnh như thế sẽ ảnh hưởng tới việc sinh con, hơn nữa theo pháp luật cũng không cho phép người bị bệnh như chị P được kết hôn.
a) Theo em, trong trường hợp 1 quan hệ giữa anh T và chị V có được gọi là hôn nhân hợp pháp không? Vì sao?
b) Việc anh K đăng kí kết hôn với chị P trong trường hợp chị P bị bệnh có được pháp luật cho phép không? Lí do gia đình phản đối quyết định của anh K là đúng hay sai? Vì sao?
c) Theo em, nếu hai người yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân thì cần những điều kiện gì? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về những điều kiện đó?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yêu cầu a) Theo em, trong trường hợp 1 quan hệ giữa anh T và chị V được gọi là quan hệ hôn nhân hợp pháp vì cả hai đã đủ tuổi kết hôn, việc kết hôn do cả hai đều tự nguyện quyết định và thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu b)
- Việc anh K đăng kí kết hôn với chị P trong trường hợp chị P bị bệnh không được pháp luật cho phép (do chị P bị bệnh trầm cảm, tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ nhưng cơ bản, trong nhiều trường hợp, người bị bệnh trầm cảm khó có thể làm chỉ được nhận thức và hành vi của mình).
- Lí do gia đình phản đối quyết định của anh K xét về lí là đúng vì pháp luật nước ta quy định người kết hôn bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đủ điều kiện kết hôn. Nhưng xét về tình thì sai vì đã ngăn cản anh K với chị P đến với nhau, anh K và chị P yêu nhau thật lòng. Khi chị P bị bệnh anh K mong muốn kết hôn để có thể chính thức chăm sóc chị P với tư cách là vợ chồng.
Yêu cầu c) Theo em, nếu hai người yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân thì cần những điều kiện sau:
- Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nam phải đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên”.
- Việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ tự nguyện: Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b khoản 1 Điều 8).
+ Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ý chí này của mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của người thứ ba.
+ Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Vì thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải cố mặt của hai bên nam, nữ.
- Người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự: Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định nam, nữ khi kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |