LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, ...

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi...

(Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.8)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cái nhìn về người lao động của nhà văn Tô Hoài.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
15
0
0
Trần Bảo Ngọc
13/09 17:34:10

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong  tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.

- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của ông cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cái nhìn về người lao động của nhà văn Tô Hoài.

II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích 

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm. Đoạn trích thể hiện sự trỗi của tinh thần Mị trong đêm tình mùa xuân. 

a. Nguyên nhân thức tỉnh: 

- Không khí ngày xuân: 

+ Người Hồng Ngài ăn Tết khi đã gặt xong bất kể ngày tháng năm -> Khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ thì cuộc sống tinh thần mới trở nên tốt đẹp. Qua đây cho thấy nhà văn Tô Hoài rất am hiểu về phong tục miền núi Tây Bắc. 

+ Ngày Tết ở Hồng Ngài rất vui. Trai gái trẻ con tập trung ra mảnh sân ở trước đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn. Ngày xuân là ngày người ta đi tìm nhau, người ta trưng diện để gặp nhau. Ngày Tết năm ấy rất lạnh, những không thể ngăn được già, trẻ, gái, trai đến với những trò chơi dân gian, không ngăn được trai gái tìm thấy nhau.4 

+ Ai ai cũng đi chơi tết nhưng có một người đang lạc lõng giữa đám đông đó là Mị. Ngày Tết thằng A Sử không cho Mị đi chơi Tết. 

-> Không khí ngày xuân như một cơn giớ mát lành đã làm xao động cõi lòng của Mị, như một mặt hồ yên ả bỗng lăn tăn gợn sóng sau bao tháng ngày bình lặng…. 

- Men rượu ngày xuân: 

+ Rượu khiến người ta vui trong không khí tưng bừng ngày Tết. Mị không được đi chơi thì cũng sẽ có cách đón Tết riêng – lén lấy rượu uống ực từng bát. Mị uống như đang dốc hết những đắng cay của cuộc đời. Cách uống rượu của Mị như bõ hờn, như bõ tức, như đang căm giận như đang uất ức một điều gì đó.

+ Sau khi uống rượu Mị quan sát mọi người nhảy đồng nhưng dường như cô không để tâm vào điều đó, cô không quan sát điều đó bởi lòng Mị đang sống về những ngày trước -> Rượu làm lu mờ đi cuộc sống hiện tại đau khổ, rượu là chất xúc tác khiến Mị say, khiến Mị quên, khiến Mị xóa mờ đi được thực tại đau khổ mà trở về với những kí ức ngày xưa. Rượu là một cây cầu nối dẫn Mị về với kí ức tươi đẹp.

 + Trong văn học rất nhiều nhân vật đã sử dụng men rượu. Hồ Xuân Hương đã sử dụng men rượu để quên đi thực tại hay Chí Phèo uống đã cạn hai chai rượu để cố gắng quên đi Thị Nở, nhưng vẫn còn hơi cháo hành thoang thoảng. Cuối cùng, là một cô Mị uống để quên đi thực tại không khí của ngày xuân nhưng lại chìm vào không khí của những ngày xuân trước đó. 

-> Tìm đến rượu để quên đi bi kịch của mình. Rượu có thể làm thể trạng say nhưng lại khiến họ thức tỉnh nỗi đau của thân phận. 

=> Men rượu là chất xúc tác dẫn Mị về quá khứ tươi đẹp của một thời tự do, hạnh phúc.

- Tiếng sáo ngày xuân: 

+ Tiếng sáo xuất hiện rất nhiều, xuất hiện dày đặc. 

+ Tiếng sáo ngày xuân là tín hiệu tình yêu của những đôi trai gái đi tìm nhau. Ngày xưa có bao nhiêu chàng trai thổi sáo đi theo Mị. Đó là thời Mị yêu và được yêu. Một thời gian hạnh phúc, tự do. Bây giờ khi tiếng sáo gọi bạn cất lên, điều đó không chỉ đại diện cho kí ức mà là sự thúc gọi, là động lực thôi thúc Mị đến với đêm tình mùa xuân đến với sự thức tỉnh trở lại thành đúng cô Mị ngày nào. 

b. Ý thức thức thức tỉnh: 

- Sự thay đổi trong ý thức, lòng Mị đột nhiên vui sướng trở lại. Chứng tỏ thời gian trước lòng Mị giống như một mảnh đất khô cằn, để đến bây giờ, khi được thức tỉnh, lòng cô phơi phới như có làn gió làm cho nở hoa, làm cho đâm chồi. Điều nay đánh dấu sự thức tỉnh đầu tiên trong tâm hồn Mị. 

- Mị nhận ra Mị còn trẻ. Mị biết tự soi lại mình. Còn trẻ là tóc còn xanh, da còn căng và trái tim còn phập phồng khát vọng yêu đương. 

- Mị muốn đi chơi. Nếu như ngày trước Mị về làm dâu A Sử không cho Mị đi chơi, mà dù cho A Sử cho phép Mị cũng chẳng buồn đi. Cô khước từ nhu cầu tinh thần bởi khi đó, Mị trở thành cỗ máy lao động chỉ có nhu cầu tồn tại. Bây giờ Mị nảy sinh khát vọng tinh thần tháo cũi sổ lồng. 

- Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Lần đầu tiên sau bao nhiêu ngày về làm dâu, cô biết so sánh mình với những thân phận làm dâu khác. Mị cũng lấy chồng như người ta và Mị cũng phải đi chơi ngày Tết. Đây là một đòi hỏi công bằng. Đây là sự thức tỉnh về mặt lý chí để đòi lại quyền lợi cho mình.

- Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Những ngày đầu  làm dâu Mị đã từng muốn ăn lá ngón tự tử nhưng sau đó cha của Mị ngăn lại. Vì chữ hiếu, cô ném nắm lá  ngón đi và từ đó không bao giờ có ý định ăn lá ngón tự tử nữa. Ngày cha Mị chết, mối ràng buộc duy nhất của  Mị không còn nhưng cô cũng không còn muốn ăn lá ngón tự tử nữa. Lúc này cô đã bị tê liệt cả về thể xác lần  tinh thần. Vậy mà bây giờ nó lại trở lại trong tâm chí của Mị đánh dấu sự thức tỉnh về tâm hồn, Mị đã ý thức  được cái khổ của mình, ý thức phản kháng trong Mị tưởng đã bị vùi lấp tự nhiên được quay lại. Cô Mị ngày  nào, bông hoa ban ngát hương ngày nào đã trở lại vẹn nguyên trong đêm tình mùa xuân đó.

=> Sự thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân giống như hình ảnh của một hòn than. Nó đại diện cho sức  sống tiềm tàng của Mị. Hôm nay có thể bị vùi, bị chôn trong tro lạnh phũ phàm. Nhìn bề ngoài có thể thấy vô  cùng lạnh lẽo tưởng như đã tắt hẳn nhưng bên trong đó, hòn than vẫn âm ỉ và nó vẫn chờ đến đêm mùa đông  để vùng lên đất cháy mọi xiềng xích để giải thoát được mình. 

2. Nhận xét cái nhìn về người lao động của nhà văn Tô Hoài. 

- Tô Hoài nhìn người lao động bằng tình yêu thương, sự đồng cảm, trân trọng họ. 

- Dưới cái nhìn của Tô Hoài, người nông dân hiện lên với sự khổ cực vì phải chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ cầm quyền. Thế nhưng, khác với người nông dân trước Cách mạng, họ luôn biết vươn lên thoát khổ bằng  nghị lực, bằng sự phản kháng mãnh liệt. 

- Quan đây, tác giả thể hiện niềm tin vào sức sống bất diệt ở những người lao động bị vùi dập tàn nhẫn bởi  cưởng quyền và thần quyền. 

- Với cảm hứng nhân đạo mới mẻ, có thể xem đoạn trích này nói riêng và Vợ chồng A Phủ nói chung là bài ca, ca ngợi sự sống con người. 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư